Độc đáo lễ hội tiễn mùa đông của người Nga ngay tại Hà Nội

2025-01-17 20:15:21

Độc đáo lễ hội cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở Nà Hẩu
Đặc sắc tiết học về tuần lễ tiễn mùa đông Maslenitsa của Nga

Tham dự lễ hội có đại diện Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, câu lạc bộ “Cùng học tiếng Nga” thuộc Phân viện Puskin, các giáo viên Nga của Dự án “Giáo viên Nga ở nước ngoài”.

Chương trình còn có sự tham gia của 180 học sinh chuyên Nga của các trường trung học phổ thông chuyên, sinh viên các trường đại học, học viện có giảng dạy tiếng Nga, các bạn sinh viên Nga đang học tiếng Việt tại Việt Nam cùng nhiều người tham dự ở các lứa tuổi khác nhau nhưng đều có chung tình yêu đối với nước Nga.

Khoảng thời gian bắt đầu lễ hội thường vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Năm nay, tuần lễ Maslenitsa diễn ra từ thứ Hai ngày 20/02/2023 cho đến hết Chủ nhật ngày 26/02/2023.

Học viên Học viện Khoa học quân sự tham gia lễ hội Maslenitsa. Ảnh: Hoàng Yến

Trao đổi với PV Tạp chí Thời Đại, cô Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin, cho biết: “Maslenitsa là lễ hội vui nhộn, sôi động với nhiều hoạt động phong phú trong suốt cả tuần lễ. Đây là hoạt động thường niên của Phân viện Puskin. Năm nay, số lượng người tham gia vào vào chương trình của chúng tôi đông hơn những năm trước, hơn 150 người từ 10 đơn vị. Đặc biệt, không chỉ học sinh, sinh viên Việt Nam mà còn có cả các sinh viên Nga đang học tiếng Việt tại đây. Bên cạnh đó, các giáo viên Nga của Dự án “Giáo viên Nga ở nước ngoài” và Học viên Học viện Khoa học quân sự đã cùng chúng tôi tham gia vào công tác chuẩn bị”.

Theo Ban tổ chức, những người tham dự có cơ hội được tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, cách thức tổ chức tuần lễ Maslenitsa, hát các bài dân ca Nga, tham gia các trò chơi truyền thống (thắt bím tóc Maslenitsa, kéo co, nhảy vòng tròn tập thể), thưởng thức bánh blin (bánh xèo) - món ăn không thể thiếu trong lễ Maslenitsa, tượng trưng cho mặt trời ấm áp và tròn đầy. Bánh blin được làm từ sữa, trứng, nước, bột, dầu ăn. Người Nga thường ăn bánh blin với mật ong.

Cuối chương trình, mọi người cùng tập trung vòng quanh hình nộm rơm và nổi lửa đốt. Người Nga quan niệm rằng, ngọn lửa ấm áp này sẽ xua tan mọi xui xẻo, bệnh tật, những phiền muộn và đau khổ của năm cũ, nhanh chóng mang đến không khí an lành, êm dịu của mùa xuân tươi đẹp.

Sinh viên Nga hướng dẫn người tham dự làm bánh blin. Ảnh: Hoàng Yến

Bạn Hoàng Anh Thái, học viên Học viện Khoa học quân sự cho biết: “Chúng em làm hình nộm từ băng dính, rơm, gậy tre, quần áo cũ và giấy. Trong môi trường quân đội thời gian rất hạn hẹp nên chúng em tranh thủ giờ nghỉ sau giờ học và buổi tối để tập trung lại làm hình nộm. Rơm là nguyên liệu khó kiếm nhất. Nhưng với sự giúp đỡ của thầy cô và các cấp chỉ huy, chúng em đã hoàn thành hình nộm trong một tuần và mang tới đây, cùng chung vui ngày hội với mọi người”.

Còn bạn Mạc Thị Mai Ngọc và Đỗ Thị Yến (sinh viên khoa Tiếng Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Chúng em chưa từng đến Nga hay tiếp xúc với tiếng Nga. Nhưng chúng em thường xuyên theo dõi tin tức về Nga trên mạng xã hội. Khi biết Phân viện Puskin tổ chức lễ hội Maslenitsa, em đã dành thời gian tới tham gia. Tới đây, chúng em được nói chuyện với các bạn người Nga, được chơi các trò chơi dân gian của Nga. Chúng em cảm thấy rất vui và bánh xèo Nga rất ngon”.

Tên gọi Maslenitsa có nghĩa gốc là “bơ”. Lịch sử Lễ hội Maslenitsa bắt nguồn từ mong muốn của người nông dân Nga, mong cho mùa đông nhanh qua để mọi việc đồng áng có thể sớm bắt đầu. Mỗi ngày lễ trong Tuần lễ đều có tên gọi gắn với ‎ý nghĩa riêng.

Ngày thứ hai: “Gặp gỡ” - Các cô gái các chàng trai bện hình nộm bằng rơm dưới dạng một người phụ nữ - Thần mùa đông Maslenitsa và rước đi quanh làng.

Ngày thứ ba: “Khai hội” - Các cô gái được mời đi trượt tuyết từ trên đồi xuống bằng xe trượt sanki, ăn bánh xèo, cưỡi ngựa dạo chơi trên đồng tuyết.

Ngày thứ tư: “Ăn uống” - Trong ngày này, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blin cùng bạn bè bên nhà vợ.

Ngày thứ năm: “Vui chơi” - là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Nếu trong ba ngày tiểu lễ, những công việc thường nhật vẫn có thể được làm thì kể từ ngày này đều được tạm dừng. Chỉ còn vui chơi và lễ hội.

Ngày thứ sáu: "Buổi chiều vui của mẹ vợ". Trong ngày này đến phiên các chàng rể mời mẹ vợ tới nhà nếm bánh xèo.

Ngày thứ bảy: “Chị em chồng tụ họp” - Ngày các nàng dâu “lấy lòng” các chị em nhà chồng, mời họ đến chơi nhà thết đãi bánh Blin và còn chu đáo chuẩn bị những món quà nhỏ tặng họ khi ra về.

Tâm điểm của tuần lễ là chủ nhật - ngày “Tha thứ”. Trong ngày này, mọi người chúc mừng nhau và cầu mong tha thứ cho mọi lỗi lầm, sự hiểu nhầm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông, đón mùa xuân ấm áp quay về.

Độc đáo Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Phú Thọ
Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
Hà Nội: Xúc động lễ tiễn tân binh lên đường nhập ngũ
Sáng 6/2, Lễ giao, nhận quân năm 2023 diễn ra đồng loạt trên 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội. Năm nay, Hà Nội được Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu tuyển chọn 3.500 thanh niên lên đường nhập ngũ.

Nguồn bài viết : BẮN CÁ

Top