Trình diễn thơ, sáo, kịch giấy của Việt Nam - Nhật Bản |
Hà Nội: Tiếp nhận 110 cây hoa anh đào từ vùng Chukyo (Nhật Bản) |
Đại sứ cho biết: trà đạo là văn hóa truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Năm 2019, trong thời gian ông làm Đại sứ Nhật Bản tại UNESCO ở Pháp, ông Houunsai Sen Gensitsu, trưởng môn đời thứ 15 của phái trà đạo Urasenke đã tới thăm và thực hiện lễ dâng trà tại trụ sở UNESCO. Tham dự buổi lễ, nhiều vị khách đã bày tỏ sự xúc động trước vẻ đẹp mang tính nghệ thuật của trà đạo và đồng cảm với những giá trị mang tính triết học trong đó như sự tôn trọng đối phương, biết ơn vạn vật nuôi sống con người cũng như tư tưởng sống hòa hợp với thiên nhiên.
Ông Machita Soryu, Phó trưởng môn phái trà đạo Urasenke giới thiệu về trà đạo, nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản (Ảnh: Thu Hà). |
Đại sứ Yamada Takio cho biết, nền tảng quan trọng trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam là sự thấu hiểu và đồng cảm giữa con người với con người. Thưởng trà là nét văn hóa tương đồng, có sự gần gũi, gắn bó lâu đời với người dân Nhật Bản và Việt Nam, chứa đựng những yếu tố tạo nên sự thấu hiểu và đồng cảm giữa hai nước.
Nhìn lại lịch sử, trong thời đại của Sen no Rikyu, người sáng lập nên trà đạo Nhật Bản vào thế kỷ 16, mối duyên lâu đời giữa Nhật Bản và Việt Nam phản ánh qua việc các loại đồ gốm như lọ và bát uống trà An Nam đã được dùng trong nghi thức trà đạo.
Năm 1980, ông Anabuki Makoto, cán bộ ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khi đó đã tình cờ phát hiện và thông báo cho tỉnh Hải Dương về sự tồn tại của một chiếc bình gốm cổ trưng bày tại bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ với những chữ Hán chỉ dẫn xuất xứ là vùng Chu Đậu ngày nay.
Đại sứ hy vọng, thông qua sự kiện giao lưu trà đạo được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam, những người đang vun đắp quan hệ Nhật Bản – Việt Nam có thể cùng khám phá, cảm nhận kết nối lâu đời, bền chặt giữa hai đất nước, nơi có cùng văn hóa thưởng thức trà.
Nghi thức pha trà công phu của Nhật Bản (Ảnh: Thu Hà). |
Tại buổi giao lưu, khách mời đã được nghe ông Machita Soryu, Phó trưởng môn phái trà đạo Urasenke Machita Soryu, trà thất Konnichi-an giới thiệu về thế giới trà đạo, được chứng kiến nghi thức pha trà, dâng trà công phu với các dụng cụ, nguyên liệu từ Nhật Bản. Qua đó, cảm nhận chân thực hơn triết lý về “tấm lòng biết ơn và suy nghĩ vì người khác” được người Nhật Bản trân trọng gìn giữ, vun đắp.
Theo ông Machita Soryu, tinh thần của trà đạo Nhật Bản được thể hiện trong bốn chữ "Hòa, Kính, Thanh, Tịch" (hòa hợp, tôn kính, thanh khiết, tĩnh lặng). Việc phổ biến trà đạo cũng là một cách thể hiện mong muốn hòa bình, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn của nước Nhật. |
Trà đạo Nhật và giới trẻ sống chậm |
Tăng cường giao lưu về văn hóa, nghệ thuật trà đạo Nhật Bản - Việt Nam |
Nguồn bài viết : XSMB