Chúng tôi hạnh phúc khi học ở Lào |
Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào thăm, làm việc tại Hải Phòng |
Đền Thượng Thái Sơn, (thuộc xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là di tích lịch sử - văn hóa đã được UBND tỉnh Ninh Bình xếp hạng cấp tỉnh năm 2007. Di tích là nơi thờ cúng, tưởng niệm Nhồi Hoa Công chúa (công chúa nước Lào). Ảnh: Nguyễn Trường |
Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa Công chúa, nằm trên đỉnh đồi Đền thuộc địa bàn thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Ngôi đến tọa lạc trên đỉnh đồi giữa không gian làng quê yên bình với núi đồi hùng vĩ. Đường đi lên đền xung quanh cây cối xanh mướt bao trùm.
Theo sử cũ ghi lại, dưới thời Vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức 1460-1497), Công chúa Nhồi Hoa được vua cha giao trách nhiệm đưa sang và huấn luyện một đàn voi cho Đại Việt. Khi giao xong đàn voi, trên đường trở về, không may công chúa lâm bệnh.
Đền thờ Công chúa nước Lào sẽ được tu bổ, tôn tạo và xây dựng công viên chủ đề “Vườn văn hóa du lịch Việt - Lào”. Ảnh: Nguyễn trường |
Công chúa lâm bệnh đúng khu vực đồi Đền, binh lính đi theo phải hạ trại, đóng hai đồn thành dinh lũy lo thuốc thang cho bà. Sau một thời gian điều trị, công chúa được các thái y chăm sóc thuốc thang, hết lòng cứu chữa nhưng bệnh tình không thuyên giảm, công chúa qua đời tại trại đóng trên đồi Đền.
Sứ giả báo về triều đình Đại Việt, vua Lê Thánh Tông cho quân thần về làm lễ, an táng tại khu vực đồi Đền, xây khu lăng mộ và cho lập đền thờ công chúa ngay tại đó. Trải qua hàng trăm năm, nay ngôi đền đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố.
Hàng năm, tại di tích diễn ra lễ hội truyền thống vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, ngoài phần rước kiệu quanh làng, tổ chức tế còn nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt có múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa và bảo tồn và tôn vinh truyền thống tốt đẹp hai dân tộc Việt - Lào.
Con đường nhỏ dẫn lên đền thờ công chúa nước Lào tại thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Trường |
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết, ngôi đền thờ Công chúa nước Lào là di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt minh chứng hiện thực về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Di tích luôn được chính quyền, nhân dân trong vùng trông coi, bảo vệ, trùng tu tôn tạo, hàng năm thu hút lượng khách lớn đến tham quan.
Di tích đã được thực hiện tu bổ một số lần, tuy nhiên quy mô và khuôn viên cảnh quan chưa phù hợp với việc phát huy giá trị quan trọng của di tích trong việc thể hiện tình hữu nghị quốc tế Việt – Lào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
"Sở Văn hóa Thể thao đã được UBND tỉnh Ninh Bình giao làm đầu mối để trao đổi, làm việc với Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành giữa hai nước nhằm bổ sung, làm sâu sắc thêm các giá trị khoa học lịch sử, văn hóa để thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Công chúa nước Lào và xây dựng công viên chủ đề “Vườn văn hóa du lịch Việt - Lào” tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan đảm bảo các yếu tố lịch sử - văn hóa Việt – Lào", ông Cường cho hay.
Ban liên lạc truyền thống hữu nghị Việt Nam – Lào làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum về công tác đối ngoại nhân dân |
Đổi mới hoạt động hợp tác giữa Ủy ban Hòa bình Việt Nam và Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào |
Nguồn bài viết : GIẢI Đá gà Tre MỚI nhất