8 ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người |
Cơ chế UPR: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong bảo vệ quyền con người |
Trong chu kỳ rà soát UPR trước, Việt Nam đã liên tục cập nhật, hoàn thiện các chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người cho mọi người dân, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Một trong những điểm sáng là việc ban hành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Đặc biệt, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hướng tới bảo đảm phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và người có công. Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2021, là một minh chứng điển hình. Chương trình này đặt mục tiêu bảo đảm mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương, đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội một cách công bằng, hiệu quả.
Đầu tư giáo dục cho trẻ em gái được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. (Ảnh: Plan International Việt Nam) |
Phát triển bền vững và quyền con người luôn song hành trong các chính sách của Việt Nam. Là một trong những quốc gia tích cực tham gia Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Việt Nam đã cam kết lồng ghép quyền con người vào mọi khía cạnh phát triển. Điều này được thể hiện qua việc ban hành Hệ thống 158 chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững và xây dựng Lộ trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) đến năm 2030, khẳng định vai trò trung tâm của quyền con người trong quá trình phát triển.
Những cải cách kinh tế và xã hội trong giai đoạn từ 2016 đến nay đã giúp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm quyền con người. Chính phủ không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra các điều kiện để quyền con người được thực thi toàn diện, như bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng với giáo dục, chăm sóc y tế và an sinh xã hội. Quá trình này còn bao gồm trách nhiệm giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm tính minh bạch và công bằng.
Một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính sách về quyền con người của Việt Nam là bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định rõ rằng bảo vệ môi trường phải gắn liền với bảo đảm quyền con người, bao gồm quyền trẻ em và bình đẳng giới.
Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các sáng kiến quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2022, Việt Nam và các nước G7 cùng một số đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố Chính trị thiết lập Quan hệ đối tác về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), cam kết huy động 15,5 tỉ USD nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Đề án triển khai JETP của Chính phủ đặc biệt chú trọng yếu tố công bằng, bảo đảm quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi, đồng thời thúc đẩy việc tạo ra việc làm xanh, góp phần vào phát triển bền vững.
Việt Nam cũng đạt được những bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách hành chính, hai yếu tố then chốt trong việc bảo vệ quyền của công dân. Luật Phòng, chống tham nhũng 2019 là nền tảng pháp lý vững chắc trong công cuộc đấu tranh với tham nhũng, thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, không có "vùng cấm". Luật này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn bảo đảm quyền được tiếp cận công bằng với các dịch vụ công của người dân.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi sang Chính phủ điện tử và xây dựng Chính phủ số cũng đã giúp tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Cổng Dịch vụ công Quốc gia là một minh chứng rõ nét cho nỗ lực này, giúp nâng cao chất lượng phục vụ công dân và bảo đảm quyền con người thông qua việc tiếp cận nhanh chóng, minh bạch với các dịch vụ công.
Nhìn lại các chính sách và pháp luật mà Việt Nam đã và đang triển khai trong thời gian qua, có thể thấy rằng nỗ lực hoàn thiện hệ thống này không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước. Việt Nam không chỉ bảo đảm quyền con người cho các nhóm dễ bị tổn thương mà còn đặt quyền con người vào trung tâm của các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và bền vững.
Ngày 10/5/2024, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp, cho biết: Phiên đối thoại về Báo cáo UPR của Việt Nam thu hút sự quan tâm cao, với 133 nước đăng ký phát biểu và đưa ra 320 khuyến nghị cho Việt Nam. Nhiều quốc gia đã ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận kể từ lần rà soát trước đến nay. Các nội dung được nhiều nước hoan nghênh, đánh giá cao là việc Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền con người, nhất là xây dựng các chương trình quốc gia và đạt nhiều thành tựu về giảm nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội, bảo đảm quyền giáo dục, quyền các nhóm dễ bị tổn thương, thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc. |
Việt Nam tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhóm yếu thế trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) |
Những bước tiến của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người theo cơ chế UPR |
Nguồn bài viết : Bài Baccarat