World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng |
World Vision chung tay xây dựng cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai tại Điện Biên |
Trước đây, nguồn sống chính của gia đình chị Lê Thị Lệ (Hải Lăng, Quảng Trị) dựa vào vài sào ruộng nhỏ, chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Không chỉ phải lo toan cơm áo gạo tiền, chị còn gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già và nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn học. Những khó khăn chồng chất khiến chị không ngừng trăn trở, tìm kiếm cơ hội để thoát khỏi cảnh sống bấp bênh.
Hy vọng đến khi chị tham gia vào nhóm tiết kiệm và chăn nuôi lợn (S4T) của Chương trình Vùng Hải Lăng, một sáng kiến do World Vision International triển khai tại Việt Nam. Tuy vậy, khoản vay từ nhóm S4T còn hạn chế. Cơ hội thật sự mở ra khi Hội Phụ nữ địa phương giới thiệu chị tiếp cận Chương trình Tài chính Vi mô của World Vision. Vợ chồng chị quyết định vay 10 triệu đồng trong thời hạn 15 tháng để bắt đầu ước mơ của mình.
Chị Lê Thị Lệ xây dựng đàn lợn từ khoản vay 10 triệu đồng. |
Những đồng vốn đầu tiên được sử dụng để xây dựng chuồng trại và mua một con lợn nái giống. Kết hợp kiến thức học được từ khóa đào tạo của nhóm S4T và nguồn vốn từ Chương trình Tài chính Vi mô, chị Lệ tập trung vào chăn nuôi và tiết kiệm. Chỉ sau 15 tháng, chị đã nuôi thành công 2 con lợn nái và đón lứa lợn con đầu tiên. Thành quả đó mang lại niềm tin cho cả gia đình, giúp chị tiếp tục mạnh dạn vay thêm vốn để mở rộng quy mô, từng bước xây dựng đàn lợn lớn hơn.
Giờ đây, cuộc sống gia đình chị đã có nhiều cải thiện. Năm 2022, khi có thêm nguồn hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương, chị Lệ đã xây dựng được một ngôi nhà mới khang trang. Chị cũng đã mua xe đạp mới cho các con đi học.
Chị chia sẻ: “Tôi không ngờ cuộc sống có thể thay đổi nhiều đến vậy. Chương trình không chỉ giúp tôi tiếp cận nguồn vốn mà còn giúp tôi hình thành thói quen tiết kiệm, trả nợ từng chút một mà không cảm thấy áp lực. Các cán bộ của chương trình rất tận tâm, luôn động viên và hướng dẫn tôi vượt qua những khó khăn”.
Câu chuyện của chị Lê Thị Lệ là minh chứng cho sự thay đổi của người dân vùng nông thôn thông qua Chương trình Tài chính Vi mô do tổ chức World Vision thực hiện. Chương trình được thành lập năm 2006, với mục đích phát triển sinh kế cho người nghèo, cận nghèo và các hộ có thu nhập thấp tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Trị và Quảng Nam.
Tham gia chương trình, người dân sẽ được tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính hướng đến người nghèo; tăng cường khả năng phục hồi thông qua tiết kiệm và bảo hiểm vi mô; trang bị kiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất; đào tạo và nâng cao năng lực về kiến thức tài chính, sinh kế bền vững, sử dụng khoản vay một cách thông minh và hiệu quả.
Phát biểu tại tọa đàm với chủ đề "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ" diễn ra ngày 29/11 tại Hà Nội, bà Trần Thuý Linh, Giám đốc Chương trình Tài chính Vi mô VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International cho biết: Tính đến tháng 9/2024, Chương trình Tài chính Vi mô của World Vision đã giúp hơn 24 nghìn trẻ em được hưởng lợi mỗi năm; hơn 12,6 nghìn người dân được giáo dục tài chính, trong đó có hơn 3,5 nghìn người thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Bà Trần Thuý Linh, Giám đốc Chương trình Tài chính Vi mô VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International chia sẻ tại tọa đàm. |
Bên cạnh những kết quả thiết thực, bà Trần Thuý Linh cũng phân tích những thách thức trong việc thành lập và duy trì các tổ chức tài chính vi mô hiện nay. Các đối tượng có thu nhập thấp và trung bình hiện vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính vi mô do thiếu tài sản đảm bảo. Do đó cần có những giải pháp để cải thiện môi trường pháp lý và tài chính, giúp các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.
Tại tọa đàm, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng đã có dịp trao đổi, hợp tác để thúc đẩy việc triển khai các chương trình tài chính vi mô hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam.
PGS. TS. Lê Văn Luyện, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, để các tổ chức tài chính vi mô có thể phát huy tác dụng tối đa, cần có một hành lang pháp lý hoàn thiện và đáng tin cậy. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước. Khi các quy định pháp lý được bổ sung và hoàn thiện, các tổ chức tài chính vi mô sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.
Phiên thảo luận tại Tọa đàm. |
Theo TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần nghiên cứu, thành lập một tổ chức dưới dạng hiệp hội tài chính vi mô để tập hợp tiếng nói, hỗ trợ, chia sẻ giữa các đơn vị. Các chương trình, dự án, tổ chức tài chính vi mô cũng cần chủ động nâng cao về năng lực tài chính, chủ động mở rộng nguồn vốn, tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng, minh bạch thông tin về điều hành, quản trị để thu hút giới đầu tư.
World Vision hỗ trợ người dân Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Ngày 29/10, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (tổ chức Tầm nhìn Thế giới - WVIV) phối hợp cùng Hội Chữ thập Đỏ tỉnh Yên Bái khởi động dự án “Cứu trợ khẩn cấp cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3 năm 2024 tại tỉnh Yên Bái”. |
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng “Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”. |
Nguồn bài viết : XS Max 3D