Vĩnh Long chia sẻ thông tin về kinh tế và tôn giáo với đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ |
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam |
Đó là phát biểu của ông Iraklis Tsavdaridis, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) bên lề phiên họp về việc thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam, trong khuôn khổ khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Phiên họp thu hút sự quan tâm, đăng ký tham dự của khoảng 90 đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO) có quy chế tư vấn với Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), trong đó có các tổ chức NGO của Việt Nam.
Ông Iraklis Tsavdaridis, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC). (Ảnh: TTXVN) |
Ông Iraklis Tsavdaridis cho biết có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam, đang trong thời điểm chuẩn bị tổ chức kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn vào năm 2025, luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Trước hết là quyền được sống trong hòa bình, quyền được hưởng phúc lợi, quyền được sống sung túc, quyền được cải thiện từng ngày về điều kiện sống.
"Với tư cách thành viên Hội đồng Hòa bình Thế giới, chúng tôi ủng hộ quyền của người dân Việt Nam được lựa chọn con đường phát triển và cải thiện của họ. Đó là lý do chúng tôi tới đây để ủng hộ và bày tỏ sự đoàn kết với Việt Nam - một quốc gia kiên cường, cũng như mong muốn được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong việc phát triển đất nước, đảm bảo ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân”, ông Iraklis Tsavdaridis nói.
Trong phiên họp này, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Theo đó, đoàn Việt Nam đã thông báo lập trường đối với các khuyến nghị UPR chu kỳ IV, đồng thời chia sẻ, cập nhật tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, nỗ lực bảo đảm an toàn, ổn định cuộc sống và nhanh chóng khôi phục lao động sản xuất cho người dân trong và sau bão Yagi.
Bà Dương Thị Nga, đại diện Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) |
Bà Dương Thị Nga, đại diện Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết, qua các chu kỳ UPR, bà nhận thấy có sự phối hợp và tạo điều kiện cởi mở của các bộ ngành liên quan. Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam có những kênh thông tin, cùng cơ chế để phát huy vai trò của mình tại các diễn đàn quan trọng, ví dụ như tại Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc.
"Về tiến trình đánh giá thành tựu nhân quyền của Việt Nam, chúng tôi không chỉ tham gia khóa họp tại Geneva, mà còn cả một quá trình dài được tham gia các cuộc tham vấn của chính phủ, cũng như là tham vấn các nhóm đối tượng, hay nội dung nghiên cứu. Tôi cho rằng chu kỳ IV lần này là cơ hội để các tổ chức xã hội nói chung, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam nói riêng, đóng góp thiết thực cho tiến trình chung”, bà Nga nói.
Việt Nam và Liên hợp quốc: hành trình đóng góp cho hòa bình và phát triển toàn cầu Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc vào năm 1977, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò chủ động của mình, không chỉ trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế mà còn đóng góp vào việc giải quyết những thách thức toàn cầu. Hành trình này bắt đầu từ rất sớm, khi Việt Nam thể hiện ý chí hoàn bình và khát vọng độc lập, phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của Liên hợp quốc ngay từ khi đất nước tuyên bố độc lập vào năm 1945. |
Trao tặng xe lăn cho người khuyết tật và sách giáo khoa cho học sinh khiếm thị ở Sóc Trăng Ngày 24/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Tổ chức Project Vietnam Foundion (Hoa Kỳ) tổ chức trao tặng xe lăn và quà cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. |
Nguồn bài viết : Bóng đá Việt Nam