Đảm bảo nguồn lực, các chính sách đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số

2025-01-20 18:57:29

Nhiều chính sách bất cập đối với khu vực miền núi

Trần Thị Hoa Ry (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu) đánh giá, việc thực hiện chính sách pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Trong báo cáo cũng đã thể hiện mang lại nhiều kết quả thiết thực, tình hình kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều nét khởi sắc so với trước đây.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Hoa Ry phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng không ít chính sách thực hiện hiệu quả chưa cao. Trong báo cáo cũng chưa tách bạch và nêu rõ kết quả thực hiện chính sách đối với đồng bào ở một số lĩnh vực quan trọng, như kết qủa giải quyết về đất ở, đất sản xuất, nước sạch, việc giao đất, giao rừng còn chậm.

Đại biểu nhấn mạnh, nếu so với mặt bằng chung cả nước thì vùng dân tộc, miền núi vẫn còn tồn tại 5 nhất. Đó là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Theo đại biểu, những hạn chế này là có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là việc cân đối nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc miền núi chưa đáp ứng yêu cầu, còn thấp so với kế hoạch và nhu cầu vốn.

Mặc dù tổng số đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước nhưng tổng số hộ nghèo chiếm 52,7%. Nhiều nơi giảm nghèo theo phong trào, chạy theo thành tích nên thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo lại rất phổ biến", đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho biết.

Theo đại biểu, nhiều quyết định về chính sách cơ bản hỗ trợ cho đồng bào mặc dù đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa được cân đối nguồn vốn để triển khai thực hiện. Còn hàng trăm ngàn hộ đồng bào đang cần hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, tiếp cận tín dụng chưa được xem xét, giải quyết.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) cho rằng, chương trình giảm nghèo bền vững là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp thiết có ý nghĩa quan trọng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đặc biệt vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, qua báo cáo của Chính phủ cho thấy việc bố trí nguồn lực, cụ thể là vốn từ ngân sách nhà nước cho chương trình giảm nghèo bền vững còn thấp. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách trong giai đoạn 2016 - 2018 ngân sách trung ương mới bố trí 38,12% kế hoạch vốn. Bình quân các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý chỉ đạt 56%, có chính sách sau 2 năm ban hành chưa bố trí được nguồn vốn nên không thực hiện được. Việc bố trí vốn duy tu, bảo dưỡng đối với chương trình 30a, chương trình 135 mới bố trí 6,11% cho cả giai đoạn.

Cần cân đối lại nguồn lực cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Báo cáo 426 ngày 4/10/2018 của Chính phủ, hiện nay có khoảng 21% số người trên 15 tuổi không đọc thông viết thạo tiếng Việt. Trong giai đoạn 2016 - 2018 Nhà nước đã đào tạo nghề cho 480.000 dân tộc, người chiếm 29% số người được đào tạo nghề trong cả nước nhưng cũng chỉ mới chiếm 14% trong tổng số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động. Các số liệu này cho thấy, mặt bằng rất thấp của giáo dục nghề nghiệp và sự lãng phí rất lớn về nguồn lực lao động vùng miền núi. Theo đại biểu, đa số người dân vùng dân tộc miền núi có việc làm nhưng vẫn theo nghề cũ làm nông nghiệp, khó tạo ra được sự thay đổi để phát triển.

Bên cạnh đó, đại biểu Quàng Văn Hương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La) cho rằng, trong tình hình hiện nay, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nước và rừng đang ngày càng suy giảm, cạn kiệt thì việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi là hết sức cần thiết. Đại biểu Quàng Văn Hương đề nghị, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề theo hướng đào tạo nghề phù hợp với định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, đổi mới nội dung, phương pháp dạy nghề phù hợp với điều kiện vùng miền núi và phong tục tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sát với nhu cầu học và khả năng tiếp thu của người học. Đặc biệt, đào tạo nghề gắn với các sản phẩm theo chuỗi liên kết gắn với thị trường.

Đồng thời, đại biểu đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thường xuyên làm tốt việc quản lý, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ người dân để người dân nắm bắt thị trường lựa chọn giống cây trồng vật nuôi; mạnh dạn vay vốn, liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, đoàn kết giúp nhau phòng tránh thiên tai, ứng phó với rủi ro do mưa bão, lũ lụt gây ra. Từ đó, giúp người dân vùng miền núi sống được bằng nghề đã học, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Để định hướng lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu) đề nghị, Quốc hội cần ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc, xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể. Các cơ quan chức năng cần tích hợp chính sách thu gọn đầu mối quản lý và phân công rõ trách nhiệm, ưu tiên đảm bảo nguồn lực, nhất là các chính sách đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm bố trí nguồn vốn cho đồng bào dân tộc miền núi là khi xây dựng chính sách, cơ quan đề xuất chưa chú trọng việc đánh giá dự báo nguồn lực để thi hành khi chính sách có hiệu lực. Đại biểu tỉnh Đắk Nông đề nghị các cơ quan chuyên môn cần thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dự báo nguồn lực và nâng cao trách nhiệm của cơ quan khi đề xuất chính sách trong việc dự báo nguồn lực để triển khai thi hành khi chính sách có hiệu lực...

Đỗ Bình  (TTXVN)
Đại biểu Quốc hội nói về khu đất quốc phòng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chiều 26/10, phát biểu tranh luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng) đã có báo cáo về khu đất quốc phòng trên địa bàn Hải Phòng mà trước đó, đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) đã nhắc đến khi kiến nghị Chính phủ sớm có lộ trình chấm dứt cái gọi là "phạt cho tồn tại".

Nguồn bài viết : Lô đề

Top