Mang văn hóa và ngôn ngữ Nga đến gần hơn với Việt Nam

2025-01-17 20:15:22
Quảng bá ngôn ngữ Việt trong cộng đồng người Việt tại nước ngoài
Dự án “Hãy nói tiếng nói người Việt trên thế giới” được tổ chức nhằm khích lệ sự tự tôn dân tộc trong bối cảnh hội nhập, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa và y học cổ truyền Việt, nâng cao năng lực ngôn ngữ Việt cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Quảng bá văn hoá Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Lyon (Pháp)
Trong 2 ngày 11-12/6/2022, Việt Nam đã tham dự Ngày hội Lãnh sự tại Lyon, được tổ chức trở lại sau hai năm dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia sự kiện quy tụ 53 Cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Lyon hằng năm.

Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội ông Andrey Borodenko cho biết, “Tuần lễ ngôn ngữ Nga tại Việt Nam” là sự kiện văn hóa và giáo dục truyền thống do văn phòng đại diện Rossotrudnichestvo tổ chức nhằm phổ biến ngôn ngữ và văn hóa Nga. Ngày 6/6 hằng năm đã được Liên hợp quốc phê chuẩn vào năm 2010 là Ngày Quốc tế Tiếng Nga. “Thơ của Pushkin xuất hiện trong không gian văn hóa – xã hội Việt Nam là nhờ những người Việt Nam nói tiếng Nga, và đặc biệt là nhờ những dịch giả xuất sắc, tài năng, có trình độ chuyên môn cao cùng sự chăm chỉ, không ngừng học hỏi.” – ông Andrey Borodenko nhấn mạnh.

Pushkin là người mở đầu cho thời kỳ hoàng kim văn học Nga. Sáng tác của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, mỗi năm ông lại có thêm nhiều độc giả mới. Ông không chỉ là nhà thơ vĩ đại của nước Nga mà còn là nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn với nền văn học thế giới. Rất nhiều những tên tuổi sau này chịu ảnh hưởng phong cách, giọng điệu, thi pháp thơ Pushkin. Những tác phẩm của Pushkin đã được dịch ra tiếng Việt từ lâu, được xuất bản, tái bản nhiều lần phần lớn là thơ. Người đã có nhiều công lao quảng bá văn hóa Nga ở Việt Nam là dịch giả Hoàng Thúy Toàn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt, hai tác phẩm truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" và bài thơ "Tôi yêu em" của ông đã được đưa vào chương trình Ngữ văn bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại Việt Nam.

Từ trái sang phải: Nhà văn, dịch giả Vũ Thế Khôi, Lê Đức Mẫn và Hoàng Thúy Toàn chia sẻ về việc biên dịch các tác phẩm của Pushkin. (Ảnh: Vũ Khánh)

Bà Nguyễn Thị Thu Đạt, giám đốc Phân viện Pushkin chia sẻ: “Ở Việt Nam, không chỉ có những dịch giả, nhà thơ, nhà văn của Việt Nam dịch thơ Pushkin sang tiếng Việt, mà còn có các doanh nhân, quân nhân, học sinh và sinh viên. Điều này chứng tỏ, thơ ca của Pushkin đã chạm đến trái tim của người Việt. Qua đó, đưa nền văn hóa Nga đến gần hơn với người Việt Nam”.

Trong khuôn khổ “Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam” Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội đã tổ chức buổi lễ nhân kỷ niệm 223 năm ngày sinh Đại thi hào A.S.Pushkin (26/5/1799 – 26/5/2022). Tại buổi lễ, nhà văn, dịch giả Hội Nhà văn Việt Nam Lê Đức Mẫn cho biết, để duy trì được sự yêu thích thơ ca của Pushkin với thế hệ trẻ hiện nay, chúng ta cần truyền trải bằng nhiều phương thức khác nhau, không chỉ bằng sách, mà còn bằng nghệ thuật biểu diễn như kịch và âm nhạc. Bằng nhiều hình thức truyền đạt mới lạ, các bạn học sinh, sinh viên sẽ dễ tiếp cận hơn với thơ ca Pushkin, qua đó giúp các bạn hiểu thêm về ý nghĩa các tác phẩm của “Mặt trời thi ca Nga’’.

Lễ kỷ niệm ngày sinh Pyotr I nằm trong chuỗi sự kiện "Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam". (Ảnh: Vũ Khánh)

“Vào những năm 60 – 80 thế kỷ XX nhiều tác phẩm văn học, thơ ca Nga được dịch sang tiếng Việt với số lượng lớn. Thơ ca Việt Nam trong một thời gian dài đã có ảnh hưởng của thơ ca Nga về chất tự sự và cảm thức phương Đông mạnh mẽ với đặc trưng riêng của nước Nga trải dài từ Âu sang Á. Điều này đặc biệt gần gũi với người Việt, đặc biệt là mảng thơ ca trong chiến tranh, khi những người lính ra trận, những câu chuyện của hậu phương, của tình yêu cực kỳ gần gũi với thơ ca Việt Nam; mang đến chất nhân hậu, tự sự, chia sẻ, đồng cảm giữa hai dân tộc Nga – Việt. Có thể nói, thơ ca nói riêng và văn học nói chung là một sức mạnh mềm kết nối các dân tộc với nhau. Hiện nay tuy việc dịch thuật thuật cơ Nga đã ít đi, nhưng tôi lạc quan là văn học Nga sẽ quay trở lại, lại có tầm ảnh hưởng nhất định đối với người đọc Việt Nam. Thứ nhất, tôi nhìn thấy các dịch giả vẫn đang làm việc, các sản phẩm được ra mắt, các Nhà xuất bản Việt Nam vẫn quan tâm. Thứ hai, chúng ta thấy rằng, lượng người đọc đến các hội sách và quan tâm đến việc đọc đã tăng lên. Độc giả ngày càng trẻ hơn, họ có nhiều thông tin hơn và có độ "mở" về mặt lựa chọn và tiếp cận sản phẩm văn hóa. Chính vì vậy, văn học Nga sẽ có cơ hội "cạnh tranh" với các nền văn học khác, chỉ cần dịch giả nỗ lực cho họ thấy nét lấp lánh kỳ diệu, vẻ sâu sắc khác biệt của nó.” – Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh – nhà văn, dịch giả vinh dự nhận Giải thưởng văn học toàn Nga mang tên “Ngôn từ là sợi chỉ gắn kết” chia sẻ.

Tại chương trình tập huấn nâng cao trình độ dành cho giáo viên dạy tiếng Nga cho các tổ chức giáo dục tại Việt Nam trong chuỗi các sự kiện “Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam”, Phó Giáo sư S.V. Ermolenko, Chủ nhiệm Bộ môn tiếng Nga như một ngoại ngữ thuộc Khoa Ngữ văn - Đại học Quốc gia Tomsk thông tin về website dành cho sinh viên nghiên cứu và làm thử các bài kiểm tra trình độ tiếng Nga do Đại học Quốc gia Tomsk nghiên cứu “SpeakRus” (https://omega.ru-tsu.org) sáng lập. Ngoài ra, Phó Giáo sư Ermolenko cùng các nhà Nga ngữ và giáo viên tiếng Nga đã thảo luận về các vấn đề cấp bách trong việc giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, đối chiếu so sánh tiếng Nga và tiếng Việt, dịch thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Nga, và các vấn đề về giao tiếp liên văn hóa.

Chương trình tập huấn nâng cao trình độ dành cho giáo viên dạy tiếng Nga cho các tổ chức giáo dục tại Việt Nam. (Ảnh: Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội)

Việc dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam có một lịch sử vững chắc – kể từ năm 1945. Một số lượng lớn học sinh Việt Nam tốt nghiệp đã được đào tạo tại các trường đại học của Nga và đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong những thập kỷ qua, số lượng học sinh học tiếng Nga đã giảm – cùng với việc chỉ được học như một môn ngoại ngữ thứ hai từ lớp 6, dẫn đến số lượng giáo viên giảm. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, tiếng Nga hiện được dạy tại hơn 10 trường trung học cơ sở và phổ thông ở 10 tỉnh trên cả nước. Việc khôi phục vị thế của tiếng Nga gắn liền với việc tăng cường quan hệ giữa Nga và Việt Nam ở các cấp độ khác nhau – về chính trị, kinh tế, thương mại, du lịch.

Đầu năm 2022, Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A.S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, mức độ phổ biến của tiếng Nga đứng thứ 5 thế giới, sau tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Pháp. Bảng xếp hạng trên được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có số người nói ngôn ngữ đó, số người sử dụng Internet, khối lượng tài nguyên Internet và lượng thông tin khoa học bằng ngôn ngữ đó, việc sử dụng ngôn ngữ đó trong các tổ chức quốc tế và mức độ truyền thông sử dụng ngôn ngữ này.

Đến gần hơn với văn hóa của Nhật Bản thông qua triển lãm búp bê "NINGYŌ"
Tình yêu sâu sắc với búp bê chính là một khía cạnh chính của văn hóa Nhật Bản. Văn hóa này đặc biệt lan tỏa ở Nhật Bản vào thế kỉ XVII, và người ta có thể tìm thấy sự hiện diện của búp bê ở nhiều mặt của cuộc sống hằng ngày, kể cả trong triều đình và cuộc sống của người dân bình thường. Vì vậy, có thể nói Nhật Bản thực sự là “Quốc gia của búp bê”.
Thúc đẩy hợp tác để đưa văn học Argentina và Việt Nam đến gần hơn với người dân hai nước
Ngày 9/6 (giờ địa phương), Đại sứ Việt Nam tại Argentina Dương Quốc Thanh đã có buổi làm việc với Giám đốc điều hành Tổ chức Sách Argentina Ezequiel Martinez trao đổi về các chương trình giới thiệu và phương thức đem đến cho các độc giả Việt Nam và Argentina các tác phẩm văn học nổi bật của hai nước.

Nguồn bài viết : Diamond Bay Gaming Club

Top