Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực halal

2025-01-17 20:15:21
Thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam với Đài Loan (Trung Quốc)
Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Pháp
Đại sứ Trần Việt Thái (Ảnh tư liệu: Mạnh Tuân/PV TTXVN tại Kuala Lumpur).

Dự kiến, đến năm 2025, ngành thực phẩm halal sẽ đóng góp 14 tỷ USD, chiếm 8% GDP của Malaysia. Malaysia đã tái khẳng định vị thế là trung tâm halal hàng đầu trên thế giới vào năm 2020, khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm halal hàng năm đạt 7,5 tỷ USD.

Malaysia là quốc gia Hồi giáo có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực halal như cung cấp chứng chỉ halal, đào tạo, liên kết chuỗi… Trong thời gian vừa qua, ĐSQ Việt Nam tại Malaysia đã thực hiện nhiều hoạt động, tạo nền móng lâu dài cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong đó chú trọng việc xây dựng tiêu chuẩn halal cho hàng hóa nông sản Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Malaysia, Trung Đông và các nước khác trên thế giới. Nhận thấy những thế mạnh của hàng hóa Việt Nam đối với thị trường halal, một chuyên gia về halal của Malaysia mở văn phòng đại diện tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Ngành công nghiệp halal không chỉ bao gồm thực phẩm và đồ uống, mà tất cả các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, dịch vụ nhà hàng khách sạn, các dịch vụ từ kho vận (logistics), dịch vụ ngân hàng, thương mại điện tử... đều có thể vận hành theo tiêu chuẩn halal. Halal là những quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh, chất lượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Khi sản phẩm đạt được chứng nhận halal, không chỉ riêng người Hồi giáo mà cả người tiêu dùng nói chung cũng tin tưởng sử dụng. Vì vậy, sản phẩm có chứng nhận halal chính là “chìa khóa” để các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập thị trường tiềm năng này.

Ngoài ra, ĐSQ cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương trong nước tham gia triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tuyến với các đối tác tại Malaysia. Một điểm nhấn khác trong chuỗi hoạt động ngoại giao kinh tế của ĐSQ là phối hợp, tổ chức hội nghị giới thiệu văn hóa và sản phẩm du lịch của Việt Nam tại Malaysia. Trong khuôn khổ hội nghị, các hãng hàng không quốc gia cũng như công ty lữ hành, khách sạn của Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như chính sách cập nhật sau giai đoạn COVID-19.

Đề cập đến những khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, Đại sứ Trần Việt Thái chia sẻ, sau hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, đã có nhiều thay đổi trong chính sách ưu tiên của các đối tác tại Malaysia, đặt ra những thách thức mới. Ngoài ra, tình hình khách quan của thế giới và khu vực cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư. Chiến lược giữa các nước lớn, dịch chuyển chuỗi cung ứng cũng đặt ra những trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chia sẻ về những kế hoạch ngoại giao kinh tế của ĐSQ trong thời gian tới, Đại sứ Trần Việt Thái cho biết, Bộ Ngoại giao nói chung và ĐSQ Việt Nam tại Malaysia nói riêng đã xây dựng nhận thức gồm 3 điểm: Phát huy tối đa tiềm năng của ngoại giao phục vụ kinh tế, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng chính phủ cũng như chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư ngày 10/8/2022, đóng góp vào việc thu hút đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất nhập khẩu, nâng cao đời sống nhân dân… Cụ thể, trong thời gian tới, ĐSQ hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc, Bến Tre, Cần Thơ kết nối với các đối tác tại Malaysia, đồng thời tìm kiếm những đối tác mới trong những lĩnh vực Malaysia có thế mạnh như năng lượng, xử lý chất thải điện tử… Bên cạnh đó, ĐSQ phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia, thúc đẩy và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Belarus
Thúc đẩy quan hệ hợp tác biên giới giữa địa phương Việt Nam - Lào

Nguồn bài viết : Palazzo Club

Top