Hợp tác du lịch Việt Nam - Lào sôi động, hiệu quả

2025-01-17 20:15:22
Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới Việt Nam - Lào
Kết nối vòng tay thiếu nhi Việt Nam - Lào - Campuchia

Du khách Việt chiếm tỷ trọng lớn tại Lào

Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Lào được triển khai dưới hai hình thức song phương và đa phương. Hợp tác song phương thông qua việc triển khai Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ, các thỏa thuận giữa hai bộ chủ quản du lịch. Hai nước tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác du lịch đa phương chủ yếu qua các khuôn khổ: “Ba quốc gia một điểm đến”, “Tam giác phát triển” (Việt Nam - Lào - Campuchia), “Bốn quốc gia một điểm đến” (Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar), “Hành lang Đông Tây”, “Tiểu vùng Mê Kông mở rộng” (GMS), “Mê Kông - Lan Thương”…

Lãnh đạo ngành du lịch hai nước Việt Nam - Lào và các tỉnh biên giới hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, thực hiện nhiều chuyến khảo sát nhằm nối các tuyến, điểm du lịch giữa hai nước, bao gồm tuyến Viêng Chăn qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) tới Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Nội; từ Luông Pha Băng (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Thừa Thiên Huế. Hai bên cũng phối hợp với Thái Lan phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên hoàn từ Đông Bắc Thái Lan qua Nam Lào đến các tỉnh miền Trung Việt Nam và tuyến “Tam giác di sản thế giới” nối vịnh Hạ Long (Việt Nam) với cố đô Luông Pha Băng (Lào) và Udon Thani (Thái Lan)...

Để phục vụ phát triển du lịch, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng tần suất chuyến bay, mở thêm đường bay trực tiếp kết nối các thành phố lớn của Việt Nam và Lào. Bên cạnh đó, một số tuyến xe buýt qua lại giữa hai nước được khai thác đã tạo cơ hội cho khách du lịch được ăn cơm 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trong một ngày…

Đoàn đại biểu Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam thăm ATK Định Hóa (Thái Nguyên) hồi tháng 7/2022 (Ảnh: Tùng Nguyễn).

Theo Cục Phát triển Du lịch Lào, sáu tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch ngoại quốc đến nước này bằng thị thực du lịch đã đạt trên 42.000 người, trong đó phần lớn đến vào tháng 5 và tháng 6, khi Chính phủ Lào hủy bỏ các thủ tục hạn chế nhập cảnh mà nước này áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Trong số trên 33.000 lượt du khách đến Lào trong tháng 5, tháng 6/2022 có trên 14.000 lượt khách đến từ Việt Nam. Du khách Việt rất quan tâm tới các tour du lịch khám phá về văn hóa, đời sống hay tìm hiểu về lịch sử Lào.

Bà Suansavanh Viyaketh - Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết: Lào và Việt Nam là hai nước bạn bè chiến lược, có truyền thống hợp tác tốt đẹp từ lâu đời. Hoạt động hợp tác du lịch giữa hai nước trong những năm qua luôn diễn ra hết sức sôi nổi, sinh động, góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi nước trong giai đoạn mới.

"Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, hợp tác du lịch giữa Lào và Việt Nam phát triển tốt. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ ba trong các quốc gia có khách du lịch đến Lào với hơn 1 triệu lượt khách" - bà Sounsavanh Viyaket nói.

Liên kết phát triển du lịch

Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch hơn nữa, hai nước đã và đang hợp tác trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào - Việt Nam (CLV), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và các khuôn khổ hợp tác khác.

Tháng 4/2022, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam công bố kế hoạch phát triển du lịch khu vực tam giác Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia hồi tháng 11/2020.

Các tỉnh tham gia kế hoạch gồm: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kraté (Campuchia); Attapu, Salavan, Sekong, Champasak (Lào); Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam).

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là khu vực có tài nguyên đa dạng, phong phú, tính đặc thù cao, có nhiều tài nguyên tương đồng nhưng vẫn khác biệt, vừa có khả năng hình thành tính đặc trưng cho khu vực vừa có khả năng bổ trợ lẫn nhau để tăng cường tính hấp dẫn. Cả ba quốc gia đều là những điểm đến mới nổi, được nhiều thị trường khách du lịch quan tâm, là những điểm đến còn nhiều tiềm năng chưa khai phá.

Hầu hết tài nguyên du lịch ở các tỉnh khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đều còn ở dạng nguyên sơ, cả về tự nhiên lẫn văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống. Tài nguyên du lịch nguyên sơ của khu vực phù hợp với nhu cầu và xu thế của thị trường du lịch quốc tế.

Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đón 3,3 triệu lượt khách du lịch, tăng trưởng trung bình 14%/năm; đến năm 2030, tăng gấp 2 lần về lượng khách, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và tiện nghi đồng bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng và kết nối thuận lợi, nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển.

Theo Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Suansavanh Viyaketh, dựa trên quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, Lào và Việt Nam cần quan tâm hơn nữa để quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch ngày càng đi vào chiều sâu. Trong đó ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh; khuyến khích doanh nghiệp cùng xây dựng các chương trình du lịch trong khu vực; trao đổi kinh nghiệm trong khu vực nhà nước và tư nhân; quảng bá du lịch hai nước.

Việt Nam - Lào hợp tác xây dựng nền công vụ phục vụ người dân
Nhiều tư liệu quý được trưng bày tại triển lãm “Công an Campuchia - Lào - Việt Nam - Những dấu ấn hữu nghị và hợp tác”

Nguồn bài viết : Bắt sòng bạc mới nhất

Top