Nữ quân nhân gìn giữ hòa bình là hình mẫu đặc biệt |
Phó Tổng Thư ký LHQ: Việt Nam tích cực hiện thực hóa các cam kết về gìn giữ hoà bình |
Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao: Xây dựng chương trình hành động về phụ nữ, hòa bình và an ninh
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là bước triển khai quan trọng của Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh của Liên hợp quốc.
Chúng tôi đánh giá cao những biện pháp, chính sách của Liên hợp quốc nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, trong đó có việc đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo trong các phái bộ.
Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của lực lượng nữ đã nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đặc biệt trong việc tiếp cận và bảo vệ tốt hơn cho các cộng đồng dân cư, cho phụ nữ và trẻ em gái, trong việc xây dựng lòng tin, ngăn ngừa và giảm thiểu bạo lực. Quan trọng hơn, chính những chiến sĩ, cán bộ gìn giữ hòa bình là những tấm gương, hình mẫu để khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái có niềm tin vào tương lai, tự tin vào bản thân mình và lên tiếng đấu tranh, bảo vệ các quyền tự do và bình đẳng của mình.
Sự tham gia của phụ nữ trong mọi tiến trình hòa bình có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào việc tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho những nguyên nhân gốc rễ của xung đột.
Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao (Ảnh: Thành Luân). |
Từ quá trình triển khai Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường, bảo đảm sự tham gia bền vững, xuyên suốt, đầy đủ của lực lượng nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình nói riêng và trong các tiến trình hòa bình nói riêng trong thời gian tới:
Các quốc gia và Liên hợp quốc cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tham gia và tiếng nói của nữ cán bộ tại các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, tạo cơ hội bình đẳng để bổ nhiệm phụ nữ vào tất cả các vị trí, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nói riêng cũng như trong hệ thống an ninh quốc phòng của các quốc gia nói chung.
Cần xác định và xử lý các rào cản mang tính hệ thống đối với sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Ưu tiên các cách tiếp cận phù hợp, tận dụng đặc thù, đáp ứng nhu cầu tăng cường chuyên môn về giới trong đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình. Để làm được điều này, chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ đối tác ở phạm vi khu vực và quốc tế, ưu tiên nguồn lực để đào tạo về bình đẳng giới, ứng phó với bạo lực tình dục, bạo lực trên cơ sở giới trong xung đột vũ trang.
Cần ghi nhận, chia sẻ và nhân rộng những sáng kiến hay, những việc làm tốt tại các phái bộ gìn giữ hòa bình, đặc biệt là những sáng kiến có giá trị thực tiễn, giúp cải thiện cuộc sống của người dân tại địa phương.
Các quốc gia cần tiếp tục củng cố hơn các khuôn khổ chính sách để bảo đảm sự tham gia bền vững, có hệ thống của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nói riêng và các tiến trình hòa bình nói chung.
Qua nghiên cứu thực tiễn ở nhiều quốc gia, khu vực, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng chương trình hành động về phụ nữ, hòa bình và an ninh sẽ là biện pháp thiết thực nhằm gắn kết và định hướng, điều phối các nỗ lực thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong các tiến trình hòa bình, tiến trình tái thiết và phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam: Nâng cao nhận thức về sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Trong bối cảnh chiến tranh, xung đột đang diễn biến phức tạp, gây nên những hậu quả tàn khốc ở nhiều nơi trên thế giới, sứ mệnh của các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ngày càng quan trọng.
Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Ảnh: Thành Luân). |
Cần phải tăng cường hơn nữa năng lực và hiệu quả của các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc để đóng góp vào việc duy trì hòa bình bền vững và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đóng góp của các quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đặc biệt là các nữ quân nhân, đã cho thấy một cách tiếp cận mới. Tùy theo hoàn cảnh thực tiễn của từng địa bàn, từng phái bộ để áp dụng linh hoạt những kinh nghiệm hay của các phái bộ, để hoạt động của phụ nữ tại các phái bộ cũng như hoạt động của các chiến sĩ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc phải là những hình ảnh đẹp nhất, nâng cao uy tín và hình ảnh của Liên hợp quốc trên thế giới. Điều này không phải chỉ là vấn đề tăng cường số lượng mà còn là chất lượng, uy tín, cách tiếp cận mới để phù hợp với tình hình mới, diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay.
Cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và vai trò của các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong bối cảnh hiện nay. Sử dụng các diễn đàn khác nhau, các hoạt động phong phú, sinh động, đặc biệt là các phương tiện truyền thông hiện đại để hướng tới các tầng lớp trong xã hội, nhất là giới trẻ.
Cần đầu tư cho các nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cả về nguồn lực tài chính, nhân lực và tạo điều kiện, ưu tiên đào tạo về kỹ năng, ngoại ngữ... Chúng tôi mong Việt Nam sẽ sớm thông qua được Chương trình hành động quốc gia để có thể có những chiến lược, chương trình cụ thể nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả khi Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó có việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia sâu rộng hơn vào các lực lượng này.
Để tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy được những thế mạnh vốn có của mình trong các hoạt động này, Liên hợp quốc, lãnh đạo các phái bộ cần quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, nhất là về vệ sinh, an toàn cho các binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình nói chung, đặc biệt là cho các nữ quân nhân. Quan tâm, động viên, bổ nhiệm các nữ quân nhân xuất sắc, có năng lực, cống hiến vào những vị trí quyết định, có thể tham gia vào việc hoạch định chính sách của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở các phái bộ, đóng góp một góp nhìn về giới trong các quyết định đó.
Với sứ mệnh góp phần củng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ nỗ lực chung tay cùng các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc, với UNDP, UNWomen để tăng cường sự tham gia có chất lượng và hiệu quả của phụ nữ Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đóng góp tích cực vào việc xây dựng xã hội hòa bình và có sức chống chịu.
Điều phối viên Liên hợp quốc Pauline Tamesis: Tăng cường hợp tác giữa Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các đối tác và Liên hợp quốc
Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong việc bảo vệ và trao quyền cho phụ nữ. Từ một quốc gia bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh, đến nay Việt Nam trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng trong khu vực và quốc tế, thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, bền vững.
Điều phối viên Liên hợp quốc Pauline Tamesis (Ảnh: Thành Luân). |
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đối với Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh. Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam để thúc đẩy chương trình này ở cấp quốc gia, đặc biệt là gia tăng số lượng nữ quân nhân Việt Nam tham gia các phái bộ hòa bình liên hợp quốc. Chúng tôi đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các đối tác và Liên hợp quốc để giải quyết các thách thức đối với hòa bình, an ninh và hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Ramla Al Khalidi: Thúc đẩy hợp tác quốc tế nâng cao năng lực chuyên môn
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi gia tăng gấp đôi số lượng nữ quân nhân trong các lực lượng gìn giữ hòa bình vào năm 2028, trong khi con số hiện nay khá khiêm tốn. Chính vì vậy, Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia thành viên hành động, thông qua việc cung cấp thông tin về những cơ hội tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình cho các nữ quân nhân, các nhà hoạch định chính sách trong nước; tuyển dụng thêm nhiều phụ nữ sẵn sàng cho hoạt động này nhằm đảm bảo tất cả những nữ sĩ quan được đề cử và triển khai đến các phái bộ đạt, thậm chí vượt mục tiêu đề ra.
Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Ramla Al Khalidi (Ảnh: Thành Luân). |
UNDP đề xuất một số khía cạnh hợp tác tiềm năng với Việt Nam ở lĩnh vực này bao gồm: đảm bảo gia tăng số lượng nữ quân nhân Việt Nam tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình với sự giúp đỡ mạnh mẽ của Liên hợp quốc, cảnh sát Việt Nam, cả nam và nữ, đã được đi tập huấn và vượt qua kỳ thi, sẵn sàng cho việc triển khai trong thời gian tới. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế để đạt được những mục tiêu tập trung vào xây dựng năng lực chuyên môn.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Việt Nam Mark Tattersall (Ảnh: Thành Luân). |
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Việt Nam Mark Tattersall: Tăng cường năng lực cho nữ quân nhân Việt Nam
Chúng tôi sẽ đồng hành cùng Việt Nam xây dựng Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh ở cấp độ quốc gia. Australia cam kết hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam, bao gồm hỗ trợ vận chuyển Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tới các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Australia luôn là đối tác tích cực thúc đẩy hợp tác về gìn giữ hòa bình với Việt Nam. Australia đã hỗ trợ Việt Nam trong huấn luyện nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Việt Nam cần hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực cho phụ nữ bên cạnh chú trọng gia tăng tỉ lệ nữ trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Lực lượng gìn giữ hòa bình: Lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Việt Nam tới bạn bè quốc tế |
Việt Nam đóng góp tích cực cho các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc |
Nguồn bài viết : TK loto kép