Phát triển hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ công tác dạy và học tiếng Việt tại nước ngoài |
Để con em Kiều bào học tiếng Việt mọi nơi mọi lúc bằng hình thức trực tuyến |
Tại Vương quốc Campuchia hiện có 11 điểm trường và 11 điểm lớp học dành cho con em người gốc Việt Nam. Ở những cơ sở giáo dục này, các em được học chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 bằng hai ngôn ngữ Việt và Khmer. Sau khi học hết chương trình, nhiều em được chính quyền địa phương tạo điều kiện vào học tiếp tại các trường công lập.
Theo thống kê của Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, các điểm trường và lớp dạy học cho con em người gốc Việt tập trung ở Thủ đô Phnom Penh và 11 tỉnh, gồm Kandal, Prey Veng, Svay Rieng, Kampong Chhnang, Kratie, Ratanakiri, Siem Reap, Battambang, Takeo, Kampong Speu và Preah Sihanouk.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam Châu Văn Chi cho biết: “Cùng việc tổ chức vận động bà con chấp hành tốt luật pháp Campuchia, tôn trọng phong tục tập quán của người Khmer và sống hòa đồng với các cộng đồng khác tại đất nước Chùa Tháp, Hội Khmer-Việt Nam cũng không quên xây dựng trường học để dạy cho con em cộng đồng người gốc Việt”.
Ông Châu Văn Chi cho biết sẽ tiếp tục kêu gọi tài trợ xây trường học cho con em gốc Việt tại Campuchia. (Ảnh: Nguyễn Hiệp) |
Cũng theo ông Châu Văn Chi, ngoài học sinh người gốc Việt, ở một số địa phương, con em người Khmer cũng đến học tại trường do Hội tổ chức. Hiện nay, Hội đang tiếp tục vận động các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ cho con em gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
Được biết, để giúp đỡ đồng bào, nhiều tỉnh, thành phố và cơ sở giáo dục ở Việt Nam đã hỗ trợ học bổng cho học sinh gốc Việt tiếp tục học lên đại học. Đến nay, đã có hơn 250 em được nhận học bổng tại Việt Nam, trong đó một số đã học xong thạc sĩ. Nhiều em sau tốt nghiệp, trở về Campuchia đã được các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư tại địa bàn nhận vào làm việc.
Dù ý thức được học lên cao sẽ có cơ hội thay đổi được hoàn cảnh sống, nhưng trên thực tế, nhiều gia đình gốc Việt quá khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa hoặc sống lênh đênh trên sông nước không có đủ điều kiện cho con em tiếp cận với trường, lớp học.
Cô giáo Nguyễn Thị Sương dự Tết cộng đồng do Cơ quan đại diện Việt Nam tổ chức. (Ảnh: NVCC) |
Cô giáo Nguyễn Thị Sương, 70 tuổi, dạy tiếng Việt ở thành phố cảng Preah Sihanouk, thủ phủ tỉnh cùng tên phía tây nam Campuchia kể, nhiều học sinh sáng dạ, nhưng do cha mẹ làm thợ hồ nay đây mai đó, học được một thời gian các cháu lại phải nghỉ để đi theo gia đình. Hiện, lớp tiếng Việt do cô phụ trách còn gần 20 em theo học.
“Tôi dạy các em tiếng Việt để không quên cội nguồn và hiểu biết thêm kiến thức. Các cháu có tri thức sẽ thay đổi được cuộc sống khó khăn; đồng thời thể hiện được với người dân sở tại cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ và truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc ta. Các em học 5 điều Bác Hồ dạy. Yêu tiếng nói của dân tộc chính là yêu Tổ quốc. Yêu thương cha mẹ, cộng đồng chính là yêu đồng bào”, cô giáo Nguyễn Thị Sương chia sẻ.
Tự hào được truyền thụ ngôn ngữ mẹ đẻ cùng kiến thức cho con em cộng đồng, cô giáo Thạch Thị Lan, Hiệu trường Trường tiểu học Hữu nghị Khmer-Việt Nam Tân Tiến, Phnom Penh tâm sự, đối với con em người gốc Việt tại Campuchia, việc học tiếng Việt và tiếng Khmer đều rất quan trọng. Nếu học giỏi cả hai ngôn ngữ, các cháu sẽ hòa nhập được với xã hội Campuchia, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và có cơ hội được làm việc ở những doanh nghiệp lớn.
Cô Hiệu trưởng Thạch Thị Lan mong có thêm nhiều sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để dạy học sinh. (Ảnh: Nguyễn Hiệp) |
“Chúng tôi tự hào được dạy tiếng Việt của chúng ta cho con cháu. Nhớ lại tại lễ bế giảng năm vừa rồi, nghe phát biểu cảm tưởng của một học sinh lớp 4 tuy ngắn gọn nhưng xuất phát từ trái tim. Cháu kể về công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và công lao giảng dạy của thầy cô. Lúc đó, nhiều giáo viên dạy tiếng Việt đã khóc, họ tự hào rằng mình đã làm đúng với thiên chức của một nhà giáo”, cô giáo Thạch Thị Lan tâm sự.
Tuy đời sống còn vất vả, lương giáo viên dạy con em cộng đồng còn thấp, sách giáo khoa chưa đầy đủ, nhưng tập thể gần 50 giáo viên trong hệ thống trường, lớp của người gốc Việt Nam tại Campuchia, cùng với những “thầy, cô” ở đâu đó trong thôn, bản xa xôi vẫn luôn nhận được sự động viên của phụ huynh, của Đại sứ quán, của Hội Khmer-Việt Nam và các cơ quan, đoàn thể, vẫn sớm chiều đứng trên bục giảng.
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, vâng lời dạy của Bác Hồ, lớp lớp thế hệ con em người gốc Việt tại đất nước Chùa Tháp cần mẫn học tập, tiếp thu ngôn ngữ và kiến thức để mai này mang tài sức xây dựng cả hai quê hương, vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Campuchia.
Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia-Lào |
Campuchia và mục tiêu nước có thu nhập cao năm 2050: Ba lĩnh vực đột phá |
Nguồn bài viết : R88 Game Bài 3d