Hà Tĩnh và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) thúc đẩy hợp tác chống dịch và phát triển kinh tế Chiều 18/12, Hội nghị cấp cao thường niên năm 2021 giữa Hà Tĩnh (Việt Nam) và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) đã diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 và hợp tác phát triển trên mọi mặt về kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự cho các tỉnh biên giới. |
Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Hậu Giang: sẽ phát triển chi hội, hội viên, chú ý đến thành phần doanh nghiệp Vừa qua, tại Hậu Giang, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Hậu Giang (Hội) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Huỳnh Văn Thảnh, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hậu Giang tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. |
Giáo sư Hà Tôn Vinh là người Việt Nam ở Mỹ. Trong nhiều năm ông làm chuyên gia tài chính quốc tế cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, và các tập đoàn đa quốc gia ở Hoa kỳ, châu Âu, và châu Phi. Giáo sư Hà Tôn Vinh trong hơn 20 năm qua dạy Cao học Quản trị Kinh doanh tại Đại học Quốc Gia Hà Nội; làm Giám đốc chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh của Đại học Tổng họp Hawaii tại Việt Nam và làm Trưởng khoa Đào tạo Lãnh đạo của Đại học California Miramar ở San Diego, Hoa Kỳ.
Để giúp TP.HCM trở lại bình thường mới hậu Covid-19, GS.Hà Tôn Vinh đã có nhiều chia sẻ, đề xuất trong Hội nghị gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của TP.HCM.
GS.Hà Tôn Vinh. |
GS.Hà Tôn Vinh cho rằng, một trong những việc cần làm là bảo đảm rằng đại dịch sẽ không bùng phát trở lại để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, và người dân trở lại sinh hoạt và chi tiêu bình thường. Những năm tiếp theo, TP.HCM cần đi đầu cả nước áp dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi sang mô hình chính quyền số từ cấp phường đến quận/huyện, đến thành phố. Trong đó, tất cả các văn bản, các hoạt động quản lý doanh nghiệp của chính quyền cần đuợc số hóa, chuyển sang dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, TP.HCM và doanh nghiệp cần chung tay và đi đầu trong việc xử lý các thủ tục hành chính không giấy tờ, ít hoặc không tiếp xúc, hội họp qua mạng; các hoạt động kinh doanh sử dụng thanh toán bằng chuyển khoản, không dùng tiền mặt, tiến dần đến một nền kinh tế gọn nhẹ và hiệu quả.
Thành phố cần đưa ra các chương trình truyền thông, quảng bá việc chính quyền, doanh nghiệp và người dân chung tay chuyển đổi số, thay đổi kỹ năng và thói quen sinh sống và làm việc. Cùng lúc đó thành phố cần có những biện pháp bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân và quyền riêng tư của mọi người và doanh nghiệp, vì đây là rào cản lớn nhất cho việc chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số.
Theo GS Hà Tôn Vinh, từ năm 2026-2030, TP.HCM nên chuyển dần sang nền kinh tế tuần hoàn.
Trong giai đọan này và trong dài hạn, TP.HCM và các doanh nghiệp nhất thiết phải tính đến việc chuyển hướng nền kinh tế tiêu thụ truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một mô hình kinh tế khá mới mẻ trong đó các hoạt động như thiết kế, sản xuất đến cung cấp sản phẩm và dịch vụ đều hướng tới việc sử dụng lại các tài nguyên vật chất và loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là một mô hình hợp tác công tư hoàn hảo đi đôi với sự phát triển công nghệ số, công nghệ sinh học và nền kinh tế số của thành phố và của quốc gia.
Thành phố, ngoài việc đẩy mạnh mô hình quản lý, sản xuất, và kinh doanh truyền thống, nên khuyến khích doanh nghiệp áp dụng quy trình của nền kinh tế tuần hoàn gồm có 5 công đoạn: tái sử dụng (re-use), sửa chữa (repair), tân trang (refurbishment), tái sản xuất (re-manufacturing) và tái chế (recycling). Vòng tròn 5-R này sẽ giúp giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như giảm mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải, giúp gia tăng lợi ích cho người dân và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
TP.HCM trở lại bình thường mới hậu Covid-19. |
Nền kinh tế tuần hoàn là một mô hình hợp tác công tư hoàn hảo nên thành phố không bị thêm nhiều áp lực tìm và mua tài nguyên quý hiếm, đắt đỏ từ thị trường quốc tế. Thành phố cần hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp với các chính sách tài trợ việc nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ kinh tế tuần hoàn, giảm thuế cho việc sản xuất, quảng bá các sản phẩm được tái chế, tái sử dụng. Doanh nghiệp sẽ thấy các hoạt động kinh tế tuần hoàn hấp dẫn và cần thiết khi chi phí đầu vào thấp, lợi nhuận gia tăng và áp lực tìm nguồn cung cấp nguyên liệu giảm đáng kể.
Theo GS. Hà Tôn Vinh trong thời đại dịch bệnh với nhiều ẩn số, khó lường, mặc dù đại dịch COVID-19 đến rồi cũng sẽ đi qua, trong tương lai một đại dịch khác có thể sẽ tới, thành phố và doanh nghiệp cần một công cụ mới giúp khắc phục tác động của đại dịch và phát triển kinh tế bền vững. Kinh tế tuần hoàn chắc chắn sẽ giúp thành phố và doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu áp lực cạnh tranh thị trường, giúp Việt Nam nhanh đạt được các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế để khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Trong thời gian tới, công tác đối ngoại địa phương cần tập trung vào việc đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Tiếp nối những thành công trong ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho các địa phương trong khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi. |
Doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hỗ trợ nhau trong kinh doanh Ngày 03/12/2021, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ đã tổ chức sự kiện “Hội tụ doanh nhân Việt”. Đây là dịp để doanh nghiệp, bà con cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hiểu thêm về nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và kinh doanh. |
Nguồn bài viết : NỔ HŨ