Thông điệp hòa bình trong khu vườn kỷ vật chiến tranh Vốn có sở thích sưu tầm vỏ bom, đạn làm đồ trang trí, sau nhiều năm, cựu chiến binh Trần Văn Quận, ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sở hữu hàng trăm loại vỏ bom. |
Xúc động những câu chuyện tình yêu nảy nở trong bom đạn chiến tranh Thế hệ thanh niên trước kia đã viết nên những mối tình đi cùng năm tháng để mỗi khi nhắc lại, chúng ta lại càng trân trọng, thêm tin vào tình yêu và những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. |
Hãng tin The Guardian đưa tin, “Em bé Napalm” Phan Thị Kim Phúc - nhân vật trong bức ảnh được xem là biểu tượng cho sự kinh hoàng của chiến tranh xảy ra tại Việt Nam gây ra cho phụ nữ và trẻ em - đã thực hiện đợt điều trị da lần cuối với bác sĩ chuyên khoa bỏng sau 50 năm kể từ khi ngôi làng của cô ở Trảng Bàng (Tây Ninh) bị Mỹ ném bom Napalm.
"Em bé Napalm" Phan Thị Kim Phúc hiện đã 60 tuổi (Ảnh: University of the Ozarks) |
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cô bé Phan Thị Kim Phúc khi đó mới 9 tuổi, hoảng loạn bỏ chạy cùng những đứa trẻ khác bởi bị trúng bom Napalm do máy bay cường kích Skyraider thả xuống. Nick Út - nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh vào tháng 8/1972 - kể lại rằng, ngay sau khi chụp xong bức ảnh, ông và một phóng viên ảnh khác đã lấy nước dội lên người Kim Phúc cho em đỡ bỏng.
“Tôi mượn chiếc áo mưa của một người lính, khoác lên người cho Kim Phúc, rồi tôi bồng em vào xe, đưa đi bệnh viện Củ Chi”.
Các vết bỏng khắp cơ thể đã khiến Kim Phúc đau đớn trên da thịt, đau đớn khi bị xa lánh, đau đớn dưới ánh nhìn của mọi người trong suốt thời gian dài. Trận bom năm 1972 còn cướp đi sinh mạng của 2 người em Kim Phúc (lúc đó chỉ 3 tháng tuổi và 9 tháng tuổi).
Những cuộc điều trị phẫu thuật, cấy ghép da kéo dài triền miên đã giúp cơ thể Kim Phúc dần lành lặn trở lại. Nick Út cũng đã dõi theo, đồng hành cùng “Em bé Napalm” trong nhiều cuộc phẫu thuật, như cách để chính ông và nhân vật của mình cùng nhau chữa lành những vết thương chiến tranh.
50 năm đã trôi qua, Kim Phúc giờ đây là người phụ nữ gần 60 tuổi. Vào tuần đầu tháng 7/2022, cô đã trải qua đợt điều trị laser thứ 12 và cũng là đợt cuối cùng tại Viện Laser và Da liễu Miami (Mỹ), theo hãng truyền hình NBC đưa tin.
Tại TP. Miami, cô cũng gặp lại Nick Út, người được trao giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh mà anh đã chụp ở tuổi 21, và là người mà cô tin rằng đã cứu mạng mình trong thời khắc sinh tử cách đây 50 năm.
Nhiếp ảnh gia Nick Út và Phan Thị Kim Phúc hiện nay (Ảnh: Nick Út) |
Năm 1990, Kim Phúc chuyển đến Canada và thành lập Kim Foundation International - một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ y tế và tâm lý cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
“Cô bé Phan Thị Kim Phúc năm xưa giờ đây đã là Đại sứ hòa bình của UNESCO. Người phụ nữ này đã có nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật trên thế giới”, nhiếp ảnh gia Nick Út cho biết trong một lần trả lời báo chí gần đây.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBC vào tháng 7/2022, Kim Phúc bày tỏ mong ước mọi người có thể “sống với tình yêu thương, hy vọng và sự tha thứ để thế giới này không còn chiến tranh”.
“Giờ đây, tôi không còn là nạn nhân của chiến tranh nữa mà là một người sống sót sau chiến tranh. Sau 50 năm xảy ra biến cố bom napalm, giờ đây tôi là một người bạn, một người mẹ, một người bà và là một người vận động kêu gọi hòa bình cho thế giới”.
Bức ảnh lịch sử "Em bé Napalm" của tác giả Nick Út, người Việt Nam đầu tiên trong thế kỷ 20 đã được trao giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) năm 1973. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia (Mỹ) bình chọn. Năm 2010, bức ảnh được tạp chí New Statesman của Anh bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Năm 2019, "Em bé Napalm" tiếp tục được bình chọn là bức ảnh có sức lay động nhất thế giới. Cuộc bình chọn được thực hiện bởi kênh truyền hình History (Anh quốc) để ra mắt loạt phim "Những bức ảnh thay đổi thế giới".
|
36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng Trong báo cáo công bố ngày 17/06, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết tính đến cuối năm 2021 có 36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng, con số cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. |
Bài 2: Từ chiến binh trở thành "sứ giả hoà bình" Những cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, họ vừa là “bác sĩ” của những nỗi đau chiến tranh, vừa là cánh chim chuyên chở khát vọng hoà bình… |
Nguồn bài viết : RTG Điện tử