Tượng đài nhà thơ Pushkin - món quà Hội Nhà văn Nga gửi tới nhân dân Hà Nội Ngày 17/3, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), UBND TP Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Nga tại Việt Nam tổ chức lễ khánh thành tượng đài đại thi hào Nga Alexander Sergeievich Pushkin. |
Lễ kỷ niệm 223 năm Ngày sinh Đại thi hào Pushkin Chiều ngày 6/6, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (TTKH&VH Nga) tại Hà Nội đã tổ chức buổi lễ nhân dịp kỷ niệm 223 năm ngày sinh Đại thi hào A.S.Pushkin (26/5/1799 – 26/5/2022). |
Chia sẻ với phóng viên tạp chí Thời Đại, dịch giả Thúy Toàn kể: Ông biết bài thơ “Tôi yêu em” cùng thời điểm ông mới sang Nga học và biết người bạn gái, sau này trở thành người vợ đồng hành đến đầu bạc răng long.
Lúc ấy dịch giả Thúy Toàn thấy cảm xúc mà Puskin thể hiện trong bài thơ rất giống hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ. Vậy nên trước tiên ông đã dịch để dành riêng cho một người, đó là cho một cô gái ông rất mực yêu thương nhưng không dám ngỏ lời. Cô ấy là người đã cùng sang Nga học với ông trong đợt đầu tiên do nhà nước cử đi.
Dịch giả Thúy Toàn cùng vợ thời trẻ (Ảnh: NVCC). |
Dịch giả Thúy Toàn kể lại: “Tôi xuất thân nhà quê, còn cô ấy là con nhà có điều kiện, hiền thục lại xinh đẹp, mình đâu dám ngỏ lời. Vào khoảng năm 1958, tôi bắt đầu toàn tâm toàn ý dịch “Tôi yêu em”. Tôi cảm thấy mình đơn phương trong tình yêu, nhưng tôi có tự trọng của tôi. Chính Puskin giáo dục cho tôi lòng tự trọng ấy và sự kiêu hãnh ấy. Bao nhiêu tình cảm muốn nói với người mình yêu, tôi dồn cả vào từng câu từng chữ của bản dịch.
Không dám trực tiếp ngỏ lời, tôi lấy cớ cô ấy chữ đẹp nên nhờ chép lại bản dịch để gửi về Việt Nam cho báo Văn nghệ. Bản dịch bài thơ được đăng và được nhiều bạn đọc yêu thích.
Tôi rất vui khi biết bài thơ được đăng, nhưng cũng chẳng dám nói gì, vì tôi nào biết ý cô ấy ra sao, không khéo đến làm bạn cũng không còn được. Nhưng một ngày nọ, tôi bất ngờ nhận được chiếc áo len do cô ấy đan tặng. Khi ấy tôi mới biết là cô ấy cũng có để tâm đến mình và rồi chúng tôi yêu nhau. Sau khi tốt nghiệp và trở về Việt Nam, tôi giảng dạy tại Trường Trung cấp Ngoại ngữ Mễ Trì (sau này là Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), cô ấy thì về Viện Văn học, hai năm sau thì chúng tôi cưới nhau. Tôi vẫn luôn thầm cảm ơn nước Nga đã không chỉ mang lại cho tôi những bản dịch được đón nhận, mà còn mang đến cho tôi một người bạn đời mà tôi luôn quý trọng.”
Hiện nay, ông Thúy Toàn đã nghỉ hưu, sống tại căn nhà cả đời ông gắn bó trong con ngõ nhỏ ở phố Đội Cấn, xung quanh được bao phủ bởi không gian tĩnh lặng đến lạ thường. Hai người con một trai một gái của dịch giả Thúy Toàn đã lập gia đình và ra ở riêng. Ông bà đã lên chức cụ nội mà vẫn sớm tối có nhau. Bà hàng ngày vẫn đi chợ, nấu cho ông những món ăn ông yêu thích.
Hiểu chồng mình có sở thích với việc đọc và nghiên cứu, nên bà luôn tôn trọng thế giới riêng của ông và dành cho ông một khu làm việc riêng trong mái ấm của họ. Mỗi khi có khách đến chơi nhà, ông vẫn đọc những bài thơ ông tâm huyết, lật từng trang kỷ niệm với những tấm hình cả một thanh xuân ở nước Nga và nhiều khoảnh khắc ông gắn bó với thế giới văn hóa Nga. Ông luôn cẩn thận để từng cặp tài liệu theo từng chủ đề và dường như, ông không bao giờ bị nhầm lẫn chúng với nhau.
Dịch giả Thúy Toàn cùng cuốn sách "Người bạn ở buồng kế bên" (Chuyện kể về A.Puskin) xuất bản năm 2021 kể về cuộc đời của “Mặt trời thi ca Nga’’ (Ảnh: Vũ Khánh). |
Chia sẻ thêm về đại thi hào Puskin, dịch giả Thúy Toàn cho biết, với hơn hai mươi năm sáng tạo nghệ thuật, Puskin đã kịp dựng cho văn học Nga những cột mốc chính để đưa văn học Nga bước vào kỷ nguyên hoàng kim rực rỡ nhất. Cuộc đời ngắn ngủi của ông từ nay trở thành bất tử. Ngay sau khi thi hào Puskin tạ thế (năm 1837), V.G.Belinski – nhà phê bình vĩ đại Nga đã tiên đoán: “Puskin thuộc những hiện tượng sống động và tiếp tục chuyển động về phía trước, không hề dừng lại ở điểm mà thần chết chặn đứng, mà tiếp tục chuyển động đi vào tiềm thức của xã hội. Mỗi thời đại nối tiếp sau đều lên tiếng về những hiện tượng đó…”
Đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Puskin sinh ngày 26/5/1799. Ông là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX và với những đóng góp lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại, đồng thời có nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương, A.S.Pushkin đã được tôn vinh là “Mặt trời thi ca Nga’’. Với hơn 800 bài thơ mà ông để lại, phần lớn là thơ tình yêu, đã làm giàu và đẹp thêm tình yêu của nhân loại, đồng thời làm rạng rỡ nền thơ ca Nga. Bài thơ “Tôi yêu em”, sáng tác năm 1829, có thể xem là tác phẩm nổi tiếng nhất về thơ tình của Puskin. Bài thơ thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pushkin. Lời thơ giản dị, hàm súc, mực thước, ít dùng mỹ từ mà vẫn gợi cảm. Tôi Yêu Em (Bản dịch: Thúy Toàn) Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. “Tôi yêu em” được cho là lấy cảm hứng từ Anna Olenia, người con gái Pushkin yêu và muốn lấy làm vợ. A.Olenia là một cô gái xinh đẹp, với làn da trắng, gương mặt đầy cá tính. Cô mang vẻ đẹp điển hình của những người phụ nữ thập niên 1920 với dáng đi uyển chuyển, thân hình thướt tha, cùng mái tóc với những lọn tóc lợn cột gọn gàng. Anna Olenia sinh ra trong một gia đình có tri thức, bố là Chủ tịch Học viện nghệ thuật thành phố Saint Petersburg nên Anna là cô gái có học vấn cao và không xa lạ với xã hội của những cá nhân kiệt xuất cùng thời với cô. Năm 1829, Puskin ngỏ lời yêu với Anna nhưng bị cô từ chối. Khi đó, Puskin đã viết một bài thơ thay lời chia tay với cô. Có thể nói, A.Olenia là thiên thần bên cạnh Puskin, giúp ông sáng tạo ra tuyệt phẩm trong sự nghiệp thơ ca của ông. Nhà thơ trữ tình hành động như một người anh hùng dũng cảm và vị tha. Mặc dù thực tế là Puskin có tình yêu lớn dành cho một người phụ nữ, nhưng ông không muốn ép buộc cô ấy bất cứ điều gì. Tình cảm của Puskin trong sáng, chân thành và chỉ mong người mình yêu được hạnh phúc. |
Chương trình Âm nhạc &Văn hoá Nga tại Việt Nam: tái hiện các nhạc phẩm Nga nổi tiếng Ngày 22/11, tại NXB Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội đã diễn chương trình Âm nhạc &Văn hoá Nga mang tên Tinh thần Nga. Chương trình diễn ra nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga. |
Kỷ niệm 350 năm ngày sinh của Pyotr Đại đế tại Hà Nội Ngày 9/6, Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 350 năm ngày sinh của Pyotr Đại đế dành cho các thầy, cô giáo dạy tiếng Nga, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên năm cuối các trường đại học ngoại ngữ tại Việt Nam và cựu sinh viên các trường đại học Nga. |
Nguồn bài viết : Las Vegas trực tuyến