Xuân Quê hương 2022: nhịp cầu kết nối yêu thương, điểm hẹn đoàn viên của kiều bào
Chương trình Xuân Quê hương 2022 là nhịp cầu kết nối yêu thương, là điểm hẹn đoàn viên của đồng bào ta ở nước ngoài hướng tới thời khắc linh thiêng chuyển giao năm cũ và năm mới.
|
Tận dụng tiềm năng trung tâm thương mại của người Việt ở thế giới
Theo TS Hoàng Mạnh Huê, mối liên kết giữa cộng đồng người Việt ở châu Âu với các doanh nghiệp trong nước hiện còn lỏng lẻo, khiến doanh nghiệp đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh.
Do đó, cần phát huy vai trò tổ chức, Hiệp hội ngành nghề… trong nước trong việc tăng cường liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp người Việt ở châu Âu thông qua các hội thảo, diễn đàn… để trao đổi thông tin.
TS. Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp Hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu. |
Về phía các cơ quan quản lý, nên tạo một trung tâm dữ liệu chung để kiều bào và doanh nghiệp truy cập trao đổi thông tin được chặt chẽ, thuận lợi. Ngoài ra, cần tận dụng tiềm năng trung tâm thương mại của người Việt ở châu Âu để đưa nông sản của Việt Nam vào tiêu thụ.
Thêm vào đó, cần tăng cường kết nối thông tin, đa dạng hóa hoạt động liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Sử dụng các trung tâm thương mại của người Việt như trung tâm xúc tiến thương mại (tổ chức lễ hội văn hóa, hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm…).
Về thương hiệu, cộng đồng người Việt ở châu Âu mong muốn có nhiều thương hiệu của Việt Nam ở châu Âu, không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn thể hiện vị thế chính trị, văn hóa của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp trong nước không chỉ bán theo đơn đặt hàng mà cần tham gia vào chuỗi cung ứng của các nước sở tại. Cộng đồng người Việt Nam ở châu Âu sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước để xây dựng những thương hiệu của Việt Nam tại thị trường châu Âu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững…
Ông Trần Hải Linh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) phát biểu tại diễn đàn. |
Ghi nhận những tiến bộ của ngành Nông nghiệp Việt Nam, song ông Trần Hải Linh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA), cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất, tận dụng thế mạnh liên kết doanh nhân, doanh nghiệp Việt - Hàn để thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản, các mặt hàng nông nghiệp...sang Hàn Quốc và các thị trường khác qua cửa ngõ là Hàn Quốc.
Thứ hai, ứng dụng các phát triển về khoa học công nghệ của Hàn Quốc vào công nghệ sau thu hoạch hoặc chế biến thành phẩm cho các sản phẩm Việt Nam, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu...
Đưa khoa học công nghệ thế giới vào Việt Nam
Theo Giáo sư Trần Đăng Xuân, Đại học Hirosima (Nhật Bản), để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, yếu tố quan trọng nhất là tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Do đó, Bộ NN-PTNT cần tạo cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin thường xuyên với nhau thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo… Cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản sẵn sàng là cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong việc kết nối thông tin…
Giáo sư Trần Đăng Xuân, Đại học Hirosima (Nhật Bản) phát biểu tại diễn đàn. |
Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Viện sỹ hàn lâm Viện Khoa học Kỹ thuật Điện Liên bang Nga, cho rằng để đưa được sản phẩm Việt Nam ra thế giới, thì trước hết phải đưa được khoa học công nghệ thế giới vào Việt Nam.
Ông Sỹ cho rằng Việt Nam đang “bị thiệt thòi” do thiếu tri thức, thiếu công nghệ. “Nguồn lực rất quan trọng là tri thức, tôi tha thiết mong muốn Bộ NN-PTNT và Bộ Ngoại giao kết nối mạnh hơn với kiều bào, và cả nguồn lực, mối quan hệ của kiều bào với các chuyên gia quốc tế để mang khoa học công nghệ về nước”.
Tạo ưu thế từ đầu tư chế biến sâu
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT có chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp trong nước tập trung nghiên cứu, đầu tư chế biến sâu và khác biệt để tạo ra các dòng sản phẩm đa dạng; đồng thời xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn cho việc tuyên truyền “Người Việt Nam tự hào sử dụng hàng Việt”.
Trong bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt, Giám đốc Meet More Coffee cho rằng cần đề cao chế biến sâu, để phát triển giá trị gia tăng. Đây là yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm với thị trường nội địa và quốc tế.
Tại diễn đàn, ông Luận đề xuất một số giải pháp. Với lãnh sự quán các nước, nên giao chỉ tiêu cho phòng thương mại ở nước sở tại về việc phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xúc tiến thương mại nông sản; đồng thời xây dựng các phòng trưng bày về nông sản Việt; liên kết các hội cựu sinh viên, cộng đồng người Việt tại nước sở tại.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee chia sẻ tại diễn đàn. |
Với Hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài, cần xây dựng các trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thường xuyên với các hiệp hội doanh nghiệp trong nước để nắm bắt và tổ chức được các buổi giao thương, nâng cao nhận thức cho cộng đồng người Việt khi sử dụng hàng Việt Nam.
Với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, phải có điều kiện ràng buộc khi hưởng những ưu đãi từ chính sách đầu tư. Chẳng hạn: hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu các loại nông sản ra nước ngoài.
“Rất mong ngày càng có nhiều doanh nghiệp, địa phương, Bộ, ngành quan tâm hơn để biến thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam thực sự mạnh, không cần hỗ trợ tiêu thụ và lệ thuộc vào thị trường cụ thể nào, thậm chí quay lại phục vụ thật tốt cho chính thị trường trong nước”, ông Luận nhấn mạnh.
Ông Lê Bá Linh, Giám đốc Pacific Foods đề xuất một số giải pháp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, cần có cơ chế giảm thuế, phí với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Doanh nghiệp nên được tạo cơ chế phát hành trái phiếu để tạo nguồn vốn, sớm phục hồi sau đại dịch. Có chính sách tổng thể hỗ trợ người lao động, trong đó có vấn đề bảo hiểm. Phối hợp nguồn lực của Chính phủ như giảm tiền điện, giải quyết các vấn đề tổng thể liên quan tới việc làm, cũng như dịch chuyển nguồn lao động. Có chính sách hỗ trợ cụ thể với doanh nghiệp xuất khẩu; xin cơ chế bảo trợ truyền thông cho các sản phẩm nông nghiệp, cơ chế hỗ trợ về phí, thủ tục với doanh nghệp sản xuất nông nghiệp trong dịch Covid-19 bởi nông sản dễ bị hư hỏng, cần được lưu thông kịp thời....
Kết nối thông tin, hỗ trợ kiều bào đầu tư về nước
Lượng kiều hối được chuyển về nước trong vài năm trở lại đây đạt khoảng 17-18 tỷ USD/năm, cao hơn vốn FDI giải ngân.
|
Việt kiều mong muốn doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh chuyển đổi số, hiểu luật pháp quốc tế
Sáng 11/2, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã tổ chức Tọa đàm gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu với chủ đề “TP.HCM – Sức sống mới sau dịch bệnh COVID-19: Định hướng và phát triển dưới góc nhìn kinh tế”.
|
Nguồn bài viết : Bảng xếp hạng