Hơn 49.300 thanh, thiếu niên được trang bị kiến thức phòng chống bệnh không lây nhiễm

2025-01-17 20:15:30
Học sinh được trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước trước khi nghỉ hè
Góp ý kiến Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi): Cần lấy người bị bạo lực là trung tâm

Hội nghị tổng kết chương trình sức khỏe thanh thiếu niên giai đoạn 2019 - 2022

cho biết, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng (Ảnh: Plan International Vietnam)

Sáng 13/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình sức khỏe thanh thiếu niên giai đoạn 2019 - 2022 với sự tham dự của anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn; bà Sharon Maree Kane, tổ chức Plan International tại Việt Nam.

Báo cáo của ban tổ chức cho biết, dự án với mục tiêu đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe của thanh thiếu niên Hà Nội, lứa tuổi 1 - 24 thông qua các cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành của thanh thiếu niên về phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Bên cạnh đó, cải thiện luật và chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe rộng rãi cho thanh thiếu niên.

Cũng theo báo cáo của dự án, sau khi triển khai tại H.Đông Anh và Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) với 303 học sinh tham gia, kết quả cho thấy kiến thức của thanh, thiếu niên về những hành vi có hại cho sức khỏe đã được cải thiện đáng kể.

Ví dụ, khảo sát đầu dự án chỉ có 1% thanh thiếu niên thể hiện được kiến thức đúng liên quan đến sử dụng thuốc lá; 0,7% thể hiện kiến thức đúng liên quan đến sử dụng rượu bia; đến cuối dự án con số này đã tăng lên vượt trội với lần lượt là 58,8% và 64,1%.

Ngoài ra các chỉ số cải thiện thái độ liên quan đến sử dụng thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng lành mạnh, sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới đã tăng lên rất nhiều.

Đặc biệt, số thanh thiếu niên thể hiện thái độ tích cực lành mạnh liên quan đến sử dụng thuốc lá tăng từ 28% lên 46,1%; thể hiện thái độ tích cực lành mạnh liên quan đến sử dụng rượu bia tăng từ 38,8 - 54,1%...

Khi khảo sát về lý do thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi có tới 88,6% thanh thiếu niên cho biết do được truyền thông nhiều hơn thông qua các hoạt động của chương trình sức khỏe cho thanh thiếu niên.

YHP là một sáng kiến toàn cầu nhằm đầu tư cho cộng đồng của AstraZeneca, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, giúp họ phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất: ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính và các rối loạn sức khỏe tâm thần. Với tổng vốn đầu tư 750,000 bảng Anh, YHP Việt Nam đã được triển khai tại quận Hai Bà Trưng và huyện Đông Anh, Hà Nội từ năm 2019 với trọng tâm là giải quyết các yếu tố nguy cơ chính của bệnh không lây nhiễm như sử dụng thuốc lá, rượu, ít vận động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm không khí, cũng như hỗ trợ quyền và sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên.

“Giới trẻ có sức mạnh để tạo nên một thế giới lành mạnh hơn, bền vững hơn. Thông qua chương trình YHP, chúng tôi cung cấp thông tin và tạo nền tảng để các em được trao quyền trở thành những người phấn đấu cho sức khỏe của chính mình và cộng đồng. Chúng tôi tự hào về những thành tựu của Chương trình sức khỏe thanh thiếu niên đạt được, vì không những nâng cao nhận thức về dự phòng bệnh không lây nhiễm, chương trình còn thúc đẩy các chính sách mang lại lợi ích lâu dài cho thanh thiếu niên. Trước những kết quả đáng khích lệ này, AstraZeneca đang tìm kiếm cơ hội để tiếp tục hỗ trợ cho giai đoạn tiếp theo của YHP tại Việt Nam.” - ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các thị trường mới nổi khu vực Châu Á, cho biết.

“Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ thanh niên nâng cao nhận thức và kiến thức về cách phòng chống các BKLN như chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, giảm sử dụng rượu bia, thuốc lá, góp phần loại bỏ ô nhiễm không khí để đảm bảo các em có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống tương lai” - Bà Sharon Kane, Giám đốc Quốc gia Plan International tại Việt Nam chia sẻ.

“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và đồng hành của Plan International Việt Nam và AstraZeneca trong suốt quá trình thực hiện hơn 3 năm qua. Sự phối hợp tốt đẹp giữa các bên đã chung tay nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên Việt Nam”, Anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam nhìn nhận.

Sau ba năm triển khai thành công, Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng đích. Cụ thể, hơn 49.300 thanh thiếu niên tại các trường học, đại học và khu công nghiệp đã trực tiếp được truyền thông về các hành vi nguy cơ dẫn tới bệnh không lây nhiễm kiến thức thông qua hơn 1.000 cuộc thi sáng tạo, thảo luận và hoạt động nhóm do 538 Giáo dục viên đồng đẳng thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung chính về phòng chống BKLN đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2021 - 2030 và một số nội dung chính sách quan trọng khác nhờ các nỗ lực của chương trình.

Trong hơn ba năm qua, gần 100 khóa đào tạo để cải thiện kiến thức phòng chống BKLN và kỹ năng mềm đã được tổ chức cho các giáo dục viên đồng đẳng, bao gồm nhóm thanh thiếu niên, cha mẹ của họ và các nhà thủ lĩnh cộng đồng. N - Giáo dục viên đồng đẳng thuộc dự án YHP cho biết. “Chương trình thực sự hữu ích vì nó trang bị cho người trẻ như em kiến thức và khả năng để không chỉ dẫn dắt mà còn giúp đỡ những người xung quanh em.”

Kể từ khi ra mắt toàn cầu vào năm 2010, YHP đã cung cấp kiến thức và thông tin cho hơn 40 triệu thanh niên tại hơn 30 quốc gia trên 5 lục địa. Chương trình đã được trao Giải thưởng Đạo đức Doanh nghiệp là chương trình đầu tư cộng đồng tốt nhất trong năm 2018. Đồng thời, YHP cũng được công nhận vì tập trung vào một lĩnh vực có nhu cầu lớn với cách tiếp cận rõ ràng và hiệu quả.

Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số phòng chống tảo hôn, mua bán người
Hơn 30 tác phẩm sẽ được giới thiệu tại sự kiện Những ngày Văn học Châu Âu

Nguồn bài viết : ĐÁNH ĐỀ

Top