Nữ sinh gốc Việt 11 tuổi vào đại học mong ước thành luật sư bảo vệ trẻ em Vào đại học top đầu thế giới của New Zealand khi chỉ mới 11 tuổi, cô bé Alisa Phạm quyết tâm học thật tốt để sau này trở thành luật sư bảo vệ trẻ em. |
GNI tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em cho 30 giáo viên tại Thanh Hóa Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình ‘Giáo dục về Quyền trẻ em” của GNI. |
Trong đó, theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH, trong ba tháng đầu năm, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã hỗ trợ, can thiệp 502 ca, trong đó số ca trẻ em bị bạo lực là 323 ca, tăng 146 ca, tăng 82,4% so với cùng kỳ 2021; trẻ em bị xâm hại tình dục là 43 ca, giảm 11 ca so với cùng kỳ năm 2021; trẻ em bị bóc lột là 62 ca, tăng 24 ca so với cùng kỳ năm 2021; trẻ em gặp khó khăn liên quan đến pháp luật (tranh chấp quyền nuôi con, nhập quốc tịch, làm giấy khai sinh) là 25 ca và 49 ca về các vấn đề khác.
Theo thống kê từ điểm báo, đơn thư... của Bộ LĐ-TB-XH trong ba tháng đầu năm 2022, toàn quốc có 147 trẻ em bị xâm hại (tăng so với cùng kỳ năm 2021 là 30 em); trong đó 52 trẻ em bị bạo lực, 31 trẻ em bị xâm hại tình dục, 25 trẻ em vi phạm pháp luật, 13 trẻ em bị bắt cóc, mất tích, 26 trẻ em bị bỏ rơi. Cả nước có 53 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, làm tử vong 45 trẻ em (trong đó có 42 trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước).
Vụ việc cháu bé 3 tuổi ở Hà Nội bị người tình của mẹ đóng đinh vào đầu gây phẫn nộ thời gian qua. Ảnh: Internet |
Tổng đài 111 ra mắt từ ngày 6/12/2017, hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ, là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến.
Trước đó, vào tháng 2/2022, tại phiên giải trình "Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Ủy ban Xã hội phối hợp tổ chức, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên đại dịch COVID-19 xảy đến dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em.
Nhiều vụ bạo hành dã man trẻ em lại do chính những người làm cha, làm mẹ, người thân, người ruột thịt trong gia đình gây ra, thương tâm hơn khi họ còn nhẫn tâm, mất nhân tính ném con nhỏ xuống sông, dùng đòn roi, đinh sắt, đánh đập, tra tấn dã man, gây thương tật, thậm chí bị tử vong.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói thêm, thời gian qua, dư luận xã hội rất bức xúc và đau lòng khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về các vụ việc bạo hành trẻ em gây hậu quả rất nghiêm trọng. Báo cáo của các cơ quan gửi tới Quốc hội cho thấy các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em tuy đã giảm nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cao.
"Điều đó cho thấy những việc chúng ta đã và đang thực hiện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn là chưa đủ", ông nói.
Ra mắt website tiếp nhận các báo cáo xâm hại trẻ em trên mạng |
Việt Nam tham khảo kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 |
Nguồn bài viết : TP Game Bài 3d