Hai trường hợp được lấy thận bằng kỹ thuật robot là anh D.X. T., (53 tuổi) phẫu thuật cắt lấy thận để ghép cho một người bà con là anh N.V.V.,(55 tuổi) vào ngày 16/5. Còn bệnh nhân thứ 2 là Nguyễn Văn T., (50 tuổi) phẫu thuật ngày 20/6 cắt lấy thận để ghép cho con gái tên N.T.D.Tr., (27 tuổi).
So với việc mổ mở, phải 5 -7 ngày bệnh nhân cho thận mới được xuất viện, nhưng đối với phương pháp phẫu thuật bằng robot, sau một ngày bệnh nhân đã xuất viện. Bệnh nhân được ghép thận chức năng hồi phục nhanh, một trường hợp có nước tiểu ngay tại bàn. Hiện sức khỏe hai người cho thận và hai người được ghép thận đều ổn định.
Bệnh viện Chợ rẫy là Bệnh viện đầu tiên trên cả nước ứng dụng robot trong ghép tạng. Ảnh:BV |
Bác sĩ Thái Minh Sâm cho biết, do đây là lần đầu tiên thực hiện bằng phẫu thuật robot nên các bác sỹ cẩn trọng, không dám thực hiện nhanh, vì thế thời gian lấy thận lâu hơn thời gian phẫu thuật nội soi kinh điển. Phương pháp sử dụng robot để cắt thận ghép thể hiện tính ưu việt khi robot chỉ rạch vết mổ nhỏ ở vùng chậu để lấy thận ra, thẩm mỹ, lượng máu mất ít, không cần phải truyền máu, không có biến chứng, không phải chuyển mổ mở, tư thế ngồi phẫu thuật thuận lợi, động tác kỹ thuật linh hoạt, tinh tế.
Phương pháp phẫu thuật robot và lấy thận ghép bằng robot đã được thực hiện tại các nước Anh, Mỹ, Ấn Độ... Tuy nhiên, phương pháp này còn rất mới ở Việt Nam, điển hình ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Thêm nữa, phẫu thuật cắt thận ghép bằng robot chưa được bảo hiểm y tế chi trả, giá thành còn cao, chi phí mỗi ca trên dưới 100 triệu đồng.
Phương pháp phẫu thuật bằng robot được Bệnh viện Chợ Rẫy bắt đầu triển khai ngày 23/10/2017. Đến nay bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật thành công cho 68 trường hợp bằng robot, trong đó lĩnh vực tiết niệu 27 trường hợp. Dự kiến, trong tương lai Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tiếp tục thực hiện nhiều phẫu thuật cắt thận bằng robot.
Nguồn bài viết : Trận đá gà 24 tỷ