Khán giả Hà Nội thưởng thức hài kịch 650 năm tuổi của Nhật Bản

2025-01-17 20:15:20
Cơ hội việc làm dành cho du học sinh Việt Nam tại hơn 20 doanh nghiệp Nhật Bản
Thanh Hóa - vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản

Chương trình biểu diễn hài kịch truyền thống Kyogen tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những sự kiện nổi bật kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, được tổ chức nhằm giới thiệu đến khán giả một trong những nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào.

Nghệ sĩ Ogasawara Tadashi trên sân khấu tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Giới thiệu về Kyogen tới khán giả Hà Nội, nghệ sĩ Ogasawara Tadashi cho biết thể loại này, giống như đa số loại hình truyền thống Nhật Bản khác, người nghệ nhân không chỉ kế thừa kỹ thuật truyền thống đặc biệt mà còn cả nghệ danh từ các bậc tiền bối của họ.

Chính ông trở thành nghệ nhân Kyosen sau khi theo học các bậc thầy như nghệ sĩ NOMURA Man thế hệ thứ nhất (người được phong tặng danh hiệu “Quốc bảo sống” của Nhật Bản). Sau đó ông đã truyền nghề cho con trai mình.

Nghệ sĩ cho biết thể loại hài kịch Kyogen đặc biệt ở chỗ người diễn và người xem cần vận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo một cách phong phú. Thay vì biểu diễn với những sân khấu cần kỳ, nhiều đạo cụ phức tạp, Kyogen tập trung thể hiện ngôn ngữ hình thể, kết hợp với lời thoại và tương tác để diễn tả những câu chuyện có nội dung gần gũi, gây cười. Những đạo cụ dùng trong Kyogen cũng đơn giản là quạt, kiếm, mặt nạ, hoặc không sử dụng đạo cụ. Thông thường số lượng diễn viên trong một vở diễn chỉ từ 1 đến 2 người.

Chính vì vậy, sức hút của hài kịch Kyogen nằm ở chỗ người xem phải vận dụng trí tưởng tượng khi theo dõi màn biểu diễn và tự hình dung về ý nghĩa hành động mà nghệ sĩ đang thể hiện trên sân khấu.

Nghệ sĩ Ogasawara Tadashi chia sẻ với khán giả về đặc trưng của hài kịch Kyosen thông qua một số phân cảnh cụ thể.

Tối 10/5, nghệ sĩ Ogasawara Tadashi và Ogasawara Hiroaki đã gửi tới khán giả thủ đô vở diễn "Bonsan", một câu chuyện về cây cảnh Bonsai, một nét văn hoá Nhật Bản nổi tiếng tại Việt Nam.

Một điểm đặc biệt của vở "Bonsan" này là có sử dụng một số lời thoại bằng tiếng Việt mà hai cha con nghệ sĩ đã luyện tập để chuẩn bị để chúc mừng quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Nghệ sĩ Ogasawara Tadashi (phải) và Ogasawara Hiroaki (trái) đã gửi tới khán giả thủ đô vở diễn "Bonsan", sử dụng một số lời thoại bằng tiếng Việt để tạo ra tiếng cười.

Chia sẻ về thông điệp gửi gắm đến khán giả Việt Nam, ông Ogasawara Tadashi nói: "Thông qua hài kịch Kyogen, tôi hy vọng quý vị có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ, cảm nhận sức hấp dẫn của thể loại kịch truyền thống này, có được những tràng cười thoải mái. Người dân Việt Nam và Nhật Bản ngày càng có sự thấu hiểu và đồng cảm lẫn nhau, cùng nhau khám phá và nhận thức nhiều nét giao thoa tương đồng giữa văn hoá Việt Nam và Nhật Bản".

Kyogen là thể loại hài kịch đầu tiên ra đời tại Nhật Bản với bề dày truyền thống 650 năm lịch sử, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đêm diễn đầu tiên của chương trình hài kịch Kyogen, đã diễn ra vào tối 11/5 với sự góp mặt của đại diện đến từ nhiều cơ quan, bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế cùng hơn 30 khán giả Hà Nội.

Được biết, đây là buổi diễn mở đầu cho chuỗi chương trình của cha con nghệ sĩ Ogasawara Tadashi và Ogasawara Hiroaki tại Hà Nội và tại quần thể du lịch chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Bên cạnh đó, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, triển lãm 20 tác phẩm mặt nạ Nohgaku đang diễn ra từ 10/5 cho đến hết 12/5. Đây là một đạo cụ phổ biến trong ca vũ của Nhật Bản nói chung và trong hài kịch Kyogen nói riêng. Là một nghệ sĩ kịch kiêm nghệ nhân chế tác mặt nạ Nohgaku, Ogasawara Tadashi chính là người tạo ra các tác phẩm mặt nạ hiện đang được trưng bày.

Nghệ sĩ Ogasawara Tadashi trong vai nhân vật kẻ trộm cây Bonsai.
Nghệ sĩ Ogasawara Hiroaki trong vai nhân vật chủ nhà, truy tìm kẻ trộm cây Bonsai của mình.
Vở diễn "Bonsan" hội tụ những nét đặc trưng nhất của hài kịch Kyogen, đó là sử dụng ít đạo cụ, chỉ có 1-2 diễn viên.
Thông qua lời nói, biểu cảm, cử chỉ của nghệ sĩ, người xem vừa theo dõi vừa vận dụng trí tưởng tượng mà không phụ thuộc vào bối cảnh, đạo cụ hay trang phục cầu kỳ, phức tạp.
Khán giả chăm chú theo dõi....
...ghi lại màn biểu diễn đặc sắc.

Khán giả thích thú thưởng thức thể loại kịch Nhật Bản độc đáo.

Buổi diễn đã mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả
Kết thúc vở diễn, nghệ sĩ Ogasawara Tadashi đã thể hiện một bài hát truyền thống để thay lời cảm ơn người xem tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nghệ sĩ hát kết hợp trình diễn quạt.

Nghệ sĩ Ogasawara Tadashi (sinh năm 1965) bước lên sân khấu lần đầu tiên năm 1986. Ông được công nhận danh hiệu là “Người bảo tồn tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng” và là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của sân khấu hài kịch Kyogen.

Nghệ sĩ Ogasawara Hiroaki, con trai của Ogasawara Tadashi, sinh năm 2001, bước lên sân khấu lần đầu tiên năm 2004 khi mới 3 tuổi. Kể từ đó, anh duy trì đều đặn các hoạt động biểu diễn sân khấu trong và cả ngoài nước.

Hơn 160.000 lượt khách Nhật Bản đã tới Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023
Nhiều hoạt động giao lưu văn hoá Việt - Nhật trong tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2023

Nguồn bài viết : xsmb xổ số miền Bắc

Top