Việt Nam trong ấn tượng của những người bạn Pháp

2025-01-17 20:15:24
50 năm, một chặng đường dài gắn kết Việt Nam và Pháp
Ngày 31/3 tại hội thảo về quan hệ Việt Nam-Pháp diễn ra ở thành phố Montpellier thuộc miền nam nước Pháp, các nhà nghiên cứu của hai nước cho rằng sự gắn kết từ lịch sử, văn hóa, con người đến quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế, y tế, giáo dục… trong 50 năm qua là di sản to lớn để hai nước củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược.
Giao lưu văn hóa, gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp
Chương trình “Dấu ấn văn hóa Pháp tại Đà Nẵng” giới thiệu nét đẹp của văn hóa Pháp còn bảo lưu ở Đà Nẵng cũng như quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hóa của Việt Nam và Pháp trong lịch sử

Anh Andy (Bas-Rhin, Pháp):

Tôi thích sự kết hợp tinh tế của nguyên liệu trong phở Việt Nam

Tôi yêu phở Việt Nam bởi nước dùng ngon, bánh phở, các miếng thịt mềm và hương vị của các loại rau thơm. Tôi đã được thưởng thức phở tại Pháp, tuy cũng ngon nhưng hương vị không thể giống với bát phở ăn tại Việt Nam. Ở Việt Nam, mỗi buổi sáng, tôi đều muốn ăn phở, chỉ linh hoạt lựa chọn món phở gà, phở bò hay các loại phở khác. Nếu để chọn một món ăn Việt Nam giới thiệu cho bạn bè Pháp tôi sẽ chọn phở đầu tiên.

Hai du khách nước ngoài tập dùng đũa khi thưởng thức phở Thìn Việt Nam (Ảnh: Kiều Linh)

Khi sang đất nước các bạn, tôi được thực tập cách dùng đũa. Tôi đã có thể dùng đũa để ăn phở còn bạn tôi vẫn phải dùng dĩa. Các quán ăn đường phố của các bạn thường sử dụng ghế nhựa thay cho bàn và ngồi ăn ở vỉa hè. Đó là những trải nghiệm thú vị khi đến Việt Nam.

Anh Thierry Saint Germain, huấn luyện viên quần vợt, Paris, Pháp:

Tôi muốn tìm hiểu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam

Việt Nam có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc. Tôi thích chèo, tuồng và đặc biệt yêu thích múa rối nước. Tôi ấn tượng với cách người Việt Nam lấy mặt nước làm sân khấu. Sân khấu còn được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã… Những con rối thường được làm bằng gỗ có những sắc màu tính cách riêng biệt.

Anh Thierry Saint Germain - có niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật của Việt Nam (Ảnh: Facebook cá nhân)

Tôi được biết rối nước là một đặc sản của văn hóa Việt, gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là nét riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới. Những tiết mục rối nước phản ánh cuộc sống bình dị, dân dã cùng những nghi lễ, phong tục tập quán nơi làng quê Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trong các vở múa rối nước có thể thấy sự kết hợp tài tình, khéo léo của nhiều nghệ nhân. Nghệ nhân sáng tác tích trò, nghệ nhân làm quân rối, nghệ nhân điều khiển con rối, nghệ nhân hát xướng. Tôi tin rằng dù họ ở vị trí nào cũng đòi hỏi kỹ năng và sự nhiệt huyết, đam mê, đồng lòng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Âm thanh trong múa rối nước cũng đóng vai trò quan trọng. Những lời ca, tiếng trống, pháo thăng thiên, mõ, tù và, pháo mở cờ,... góp phần làm tiết mục múa rối chân thực hơn, sống động hơn. Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Múa rối nước là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam. Biết và hiểu về múa rối nước cũng giúp tôi hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam.

Anh Luis, du khách đến từ Pháp:

Âm nhạc cổ truyền của Việt Nam mới lạ với tôi

Anh Luis và vợ - thích thú khám phá du lịch Việt Nam. (Ảnh: Instagram cá nhân)

Văn hóa dân tộc với âm nhạc cổ truyền của các bạn rất mới lạ với tôi. Tôi cũng choáng ngợp bởi quy mô các lễ hội ở Việt Nam. Các điệu múa dân gian, các tiết mục đờn ca tài tử, cải lương... cùng những nghi lễ tín ngưỡng đặc trưng là những hoạt động hấp dẫn chúng tôi khi đến Việt Nam.

Vợ chồng tôi đã tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời tại Hà Nội và Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyến đi đến thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa danh khác với mong muốn khám phá, tìm hiểu những vẻ đẹp của Việt Nam.

Chị Rhianon, du khách người Pháp:

Người Việt thân thiện, hiếu khách

Chị Rhianon (Ảnh: Thùy Trang).

Đối với khách du lịch, người Việt thân thiện, hiếu khách. Họ thường nở nụ cười và cất lời chào "Hello" khi gặp những người khách nước ngoài.

Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt khéo léo trong ứng xử và giỏi vun vén. Nhiều gia đình ở Việt Nam có nhiều thế hệ sống chung trong cùng một mái nhà, đây là điểm khác so với Pháp.

Ông Nicolas Munoz (Saint Etienne‌, Pháp):

Tôi nóng lòng được trở lại Việt Nam

“Tôi đã đến Việt Nam 3 lần. Tôi thích đến hồ Hoàn Kiếm vì cảm giác yên bình của khung cảnh xung quanh cũng như cuộc sống của người dân. Đây cũng là nơi tôi được gặp gỡ nhiều người Việt đáng mến. Một số người trong số họ đến nay vẫn giữ liên lạc với tôi. Tôi cũng rất thích những ngôi chùa ở Hà Nội vì vừa mang ý nghĩa lịch sử nhưng cũng đầy sức sống khi có rất nhiều học sinh đến đây chụp ảnh trong trang phục truyền thống. Tôi cũng ấn tượng với tháp Bitexco ở thành phố Hồ Chí Minh bởi đó là một trong những công trình đại diện cho sự phát triển hiện đại của Việt Nam.

Ông Nicolas Munoz (thứ 3 từ trái sang) cùng các bạn học sinh Việt Nam (Ảnh: Facebook cá nhân)

Từ tháng 2/2020, tôi chưa thể trở lại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid19 nhưng tôi rất nóng lòng được trở lại Hà Nội, nơi có những người bạn Việt Nam thân mến của tôi. Tôi cũng muốn đến thăm Huế vì lịch sử của thành phố. Tiếp theo là Nha Trang, nơi một trong những sinh viên lớp tiếng Pháp miễn phí của tôi đang sống. Cô ấy đã giới thiệu cho tôi địa điểm đẹp trong thành phố của Nha Trang. Ngoài ra tôi còn rất nhiều địa danh ở Việt Nam mà tôi mong muốn được khám phá như hang Sơn Đoòng, Sapa và Hải Phòng.

Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Pháp sẽ là ngày hội của người dân 2 nước
Mở rộng mạng lưới bạn bè đối tác, thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Nguồn bài viết : Chơi bắn cá đổi thưởng

Top