Người Việt sưu tầm xe quân sự cổ để gây quỹ giúp trẻ em khuyết tật

2025-01-17 20:15:27
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: mang cơm có thịt, rau sạch đến với trẻ em vùng cao
Thay đổi nhận thức về người khuyết tật
Ảnh minh họa. (Nguồn: YouTube)

Đông đảo bà con người Việt sinh sống tại Australia luôn hướng về quê hương, nguồn cội và đã có nhiều đóng góp to lớn, thiết thực, rất ý nghĩa cho đất nước cũng như đồng bào trong nước.

Anh Trần Vĩnh Phúc, một Việt kiều hiện đang sinh sống tại thị trấn Bowral, bang New South Wales không chỉ đam mê sưu tập các xe quân sự cũ mà còn biết cách chia sẻ niềm đam mê của mình với các cựu chiến binh Australia với mục tiêu xoa dịu nỗi đau chiến tranh, đồng thời gây quỹ từ thiện giúp trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/ dioxin ở Việt Nam.

Anh Phúc là người Trà Vinh, sang định cư tại Australia từ năm 1989. Với niềm đam mê từ nhỏ đối với các loại xe quân sự, anh đã bỏ hàng chục năm để có được bộ sưu tập ấn tượng các xe jeep và xe chở quân cũ.

Không những thế, anh luôn trăn trở, dù đã kết thúc hơn 50 năm, chiến tranh vẫn gây ra những hậu quả to lớn ở Việt Nam, còn dai dẳng cho đến ngày nay, nhất là tác động của chất độc da cam/dioxin đối với trẻ em, và anh luôn tìm cách để giúp đỡ các nạn nhân này.

Hồi năm 2012, anh Phúc đã lái một chiếc xe jeep quân sự cũ vừa được nhập khẩu vào Australia xung quanh khu vực cảng Sydney với dòng chữ viết đằng sau xe: “Hãy giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.”

Chính dòng chữ trên đã giúp anh có cơ hội nói chuyện với người dân Australia về tác động lâu dài của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với trẻ em.

Khi bộ sưu tập dần được hình thành, các công ty tổ chức đám cưới và cả quân đội Australia đã bày tỏ sự quan tâm và liên hệ với anh để được sử dụng các xe quân sự trong bộ sưu tập cho các buổi chụp hình, diễu hành và nhiều sự kiện khác.

Toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động trên, lên tới hàng chục nghìn đôla Australia (AUD) cùng với các khoản quyên góp từ các cựu chiến binh, doanh nghiệp và người dân địa phương, đều được chuyển về Việt Nam để giúp trẻ em tàn tật do di chứng của chất độc da cam/dioxin thông qua tổ chức Maison Chance (Nhà May mắn) có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với bộ sưu tập, anh Phúc đã tạo lập nên một cơ sở cộng đồng “phi lợi nhuận,” thu hút sự tham gia và ủng hộ của rất đông cựu chiến binh Australia trong khu vực, bao gồm cả một số người đã từng tham chiến ở Việt Nam, người dân và doanh nghiệp địa phương.

Nhiều cựu chiến binh Australia nhiệt tình giúp bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các xe trong bộ sưu tập và mở rộng các hoạt động của cơ sở.

Ông Phillip Moscatt, cựu chiến binh Australia tại Việt Nam, cho biết ông thường xuyên đến sinh hoạt tại "triển lãm” xe quân sự của anh Phúc. Tại đây, ông và các cựu chiến binh khác được trò chuyện, chia sẻ và xoa dịu nỗi đau chiến tranh cũng như cơ hội tham gia vào việc giúp đỡ trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.

Trong dịp quay trở lại Việt Nam vài năm trước đây, ông thấy Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi, là một đất nước tuyệt đẹp, con người dễ mến. Chắc chắn trong tương lai nếu có dịp ông sẽ trở lại Việt Nam một lần nữa để có thể chứng kiến những đổi thay tại đất nước này.

Một cựu chiến binh ở Việt Nam khác, ông Norman Austin chia sẻ rằng ông coi việc giúp đỡ trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là một cách để xoa dịu đi những day dứt của cuộc chiến trong quá khứ.

Trong chuyến đi du lịch Việt Nam vào năm 2015, ông đã đến thăm cơ sở chăm sóc trẻ em tàn tật tại Thành phố Hồ Chí Minh và cảm thấy rất xúc động trước sự quan tâm và chăm sóc của cộng đồng để giúp các em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông Austin nói “Đây là động lực để chúng tôi giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trẻ em khuyết tật Việt Nam.”

Nói về dự định trong thời gian tới của cơ sở triển lãm của mình, anh Trần Vĩnh Phúc cho biết ngoài việc quyên góp tiền để gửi về giúp trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn khác ở trong nước, cơ sở mong muốn trở thành cầu nối cho các hoạt động trợ giúp khác của các cá nhân, tổ chức ở Australia, như cung cấp tư vấn, điều trị chuyên môn cho các trung tâm chăm sóc trẻ em là nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.

Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4: cần sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các ngành liên quan
Hỗ trợ hơn 1.000 cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà Thomo

Top