Nữ giáo sư người Việt nhận giải thưởng danh giá của nước Anh

2025-01-17 20:15:28
Đêm nhạc “Vòng tay nhân ái” của kiều bào Đức quyên góp 370 triệu đồng cho trẻ em Việt Nam
Kiều bào tại Nga chia sẻ bí quyết tìm việc cho sinh viên Việt
Kiều bào Việt lan tỏa bản sắc quê hương tại Séc
Chân dung GS Nguyễn Thị Kim Thanh. Ảnh: UCL

Gương mặt được vinh danh là GS Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học (ĐH) University College London (UCL), chủ nhân của những nghiên cứu có tầm ảnh hưởng đáng kể trong ứng dụng vật liệu nano vào các lĩnh vực y sinh, chăm sóc sức khỏe.

Giải thưởng Rosalind Franklin được đặt theo tên gọi của một nhà lý sinh học và tinh thể học tia X người Anh có đóng góp đáng kể cho nền khoa học thế giới. Những gương mặt được vinh danh với giải thưởng là những nhà khoa học nữ có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán).

Giải thưởng Rosalind Franklin được trao cho GS Nguyễn Thị Kim Thanh mới đây đã ghi nhận thành tựu nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực vật liệu nano. Chính tại lễ vinh danh, GS Nguyễn Thị Kim Thanh đã có vinh dự được thuyết trình về công trình nghiên cứu mang tên "Vật liệu nano từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh" (Nanomaterials from Bench to Bedside) trước đông đảo các nhà khoa học hàng đầu nước Anh.

GS Nguyễn Thị Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm vào 1992, trước khi đạt được học bổng nghiên cứu quốc tế tại Hà Lan và Anh. Bà được nhận học vị Tiến sĩ vào năm 1998. GS Nguyễn Thị Kim Thanh là giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm Vật liệu Nano, đặt tại Viện Hoàng gia và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn của UCL.

Hiện nữ GS đến từ Việt Nam đang miệt mài với một dự án ý nghĩa: đề xuất tổ chức trại hè khoa học nhằm truyền cảm hứng và khuyến khích các em học sinh lớp 8, đa phần là nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn tại London lựa chọn các môn khoa học tự nhiên cho chương trình GCSE (cấp 2).

Tuy sống và làm việc xa quê hương, nhưng GS.Nguyễn Thị Kim Thanh luôn hướng về Việt Nam. Bà vẫn duy trì hợp tác nghiên cứu với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và là nhà đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Hàn lâm Trẻ Việt Nam (VYA).

Nguồn bài viết : Đá Gà

Top