Phát triển hội viên trẻ, kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga |
Giao lưu văn hóa gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tại Đà Nẵng |
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (phải) trao bằng khen cho bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin. Ảnh: Thu Hà |
Phân viện Puskin được thành lập ngày 3/11/1983 trên cơ sở Hiệp định giữa Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam và Bộ Đại học Liên Xô. Từ năm 1983 đến năm 1992, Phân viện hoạt động như một tổ chức liên doanh Xô-Việt, Sau khi Liên Xô tan rã, Phân viện Pushkin trở thành một tổ chức độc lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Phân viện là đơn vị thuộc Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam).
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Phân viện Pushkin luôn tích cực giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Pushkin, cho biết: “Từ năm 1983 đến năm 1991, tất cả các trường phổ thông, cao đẳng, đại học từ Nam ra Bắc, kể cả các cơ sở giáo dục quân sự, đều nhận được sự hỗ trợ của Phân viện Puskin trong đào tạo học viên, nâng cao trình độ giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu và cung cấp tài liệu giáo dục”.
Từ sau năm 1991, các chuyên gia Liên xô về nước, Phân viện Pushkin chỉ còn lại chuyên gia người Việt Nam, bắt đầu hoạt động như một đơn vị độc lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng, học và nghiên cứu tiếng Nga trong nước giảm đi, số lượng người học cũng giảm đi rõ rệt, quy mô hoạt động của Phân viện Pushkin cũng giảm theo. Do thiếu vắng đội ngũ chuyên gia người bản ngữ, kinh phí hạn hẹp, nhiều hoạt động không thể tiến hành độc lập, mà phải nhờ tài trợ kinh phí của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhờ sự hỗ trợ của giảng viên, chuyên gia tiếng Nga các trường đại học của Liên bang Nga.
“Dù gặp nhiều khó khăn như thiếu kinh phí, địa điểm không đủ lớn cho hoạt động đông người, trang thiết bị không đủ hiện đại để đáp ứng yêu cầu, không có chuyên gia Nga, nhưng Phân viện vẫn nỗ lực duy trì hoạt động", bà Nguyễn Thị Thu Đạt chia sẻ. |
Tháng 6/2013, Phân viện Puskin và Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Pushkin đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo, giảng dạy và đánh giá năng lực tiếng Nga. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới của Phân viện Puskin.
Đặc biệt, kể từ năm 2014 cho đến nay, Phân viện Puskin là địa chỉ duy nhất ở Việt Nam tổ chức bồi dưỡng ôn luyện, thi và cấp chứng chỉ tiếng Nga quốc tế các cấp độ dành cho các đối tượng khác nhau.
Tháng 4/2023, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Chernyshenko đã đến thăm Phân viện Pushkin. Kết quả của chuyến thăm là quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Nga ở các nước Đông Nam Á trên cơ sở Phân Viện Pushkin. Điều này chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam và khu vực.
Các đại biểu trao bằng khen cho các thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi Olympic tiếng Nga quốc tế. Ảnh: Thu Hà |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, từ năm học 2023-2024, Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga cử chuyên gia Nga sang Phân viện Puskin trực tiếp làm việc và giảng dạy, hỗ trợ tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên. Đây là tín hiệu tích cực trong việc phát triển công tác dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky đánh giá Phân viện Puskin là “lá cờ đầu” trong việc quảng bá tiếng Nga và văn hóa Nga tại Việt Nam và Đông Nam Á. Thứ trưởng bày tỏ hy vọng Phân viện sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, góp phần nâng cao quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nga.
Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Thời Đại, bà Natalya Trukhanovskaya, Viện trưởng Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Pushkin đánh giá cao triển vọng hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga. Theo bà Natalya Trukhanovskaya, tiếng Nga góp phần vun đắp tình hữu nghị, thúc đẩy đối thoại liên văn hóa, giao lưu văn hoá và thể thao, phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Chia sẻ về phương hướng hoạt động trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thu Đạt cho biết, trong năm 2024, Phân viện Puskin sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động phong phú, như festival văn hóa Việt – Nga, hội thảo khoa học quốc tế về tiếng Nga, cuộc thi Olympic tiếng Nga dành cho học sinh Việt Nam, khoá tiếng Nga dự bị dành cho người đi du học, các khoá bồi dưỡng nâng chuyên môn cho giáo viên dạy tiếng Nga… Bà Nguyễn Thị Thu Đạt hy vọng, với sự hợp tác các giáo viên và chuyên gia Nga, lượng dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Phân viện Puskin, Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Pushkin và Nhà xuất bản Nga “Zlatoust”, các chuyên gia Nga và Việt Nam đang tiến hành soạn thảo bộ sách giao khoa tiếng Nga “Chuyến bay”. Đây là bộ sách dành cho học sinh từ lớp Ba. Bộ sách gồm sách giáo khoa cho học sinh, vở bài tập, sách hướng dẫn dành cho giáo viên.
Từ tháng 9/2023, Phân viện Puskin và Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Pushkin cùng phối hợp triển khai một loạt dự án chung hướng tới Lễ kỷ niệm 40 năm Phân viện. Một số hoạt động như giảng viên của Viện tiếng Nga quốc gia A.X. Pushkin được cử sang Phân viện Puskin để dạy tiếng Nga cho học sinh, sinh viên Việt Nam, Chương trình tình nguyện quốc tế “Đại sứ tiếng Nga trên thế giới” tại Việt Nam, Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh Việt Nam, Phát hành số đặc biệt của tạp chí khoa học quốc tế “Tiếng Nga ở nước ngoài”. |
Khơi dậy niềm tự hào dân tộc của du học sinh tại LB Nga qua chuyến tham quan Toà nhà Quốc hội Niềm tự hào dân tộc xen lẫn nỗi xúc động là cảm xúc của tất cả lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga khi được tham quan công trình hiện đại mang tầm vóc lịch sử, được khám phá hành trình lịch sử của dân tộc. |
“Mùa hè xanh 2023” - Chuyến trở về ý nghĩa của du học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga 14 ngày tình nguyện tuy ngắn nhưng đã giúp các du học sinh trưởng thành hơn rất nhiều. Họ biết chia sẻ và quan tâm những người xung quanh. Những kỷ luật trong đoàn giúp họ tự có trách nhiệm với bản thân mình hơn. |
Nguồn bài viết : NS Điện Tử