Kế sách xóa “nợ Liễu Thăng” của Thám hoa nước Việt

2025-01-17 20:15:29
Nhà ngoại giao xuất chúng Vũ Khoan trong ký ức học giả Mỹ
Tình người Campuchia trong hoạn nạn

Liễu Thăng là một võ tướng nhà Minh từng thống lĩnh đạo quân sang xâm lược Đại Việt. Trong trận đánh tại ải Chi Lăng năm 1427, Liễu Thăng bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và tử trận. Nhà Minh lấy cớ đó yêu cầu nước ta hàng năm mang lễ vật là tượng vàng nặng 50kg sang cống nộp “góp giỗ Liễu Thăng”.

Hơn 200 năm sau, đến ngày 30/12 năm Dương Hòa thứ ba (1637), Thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử làm Chánh sứ cùng 4 phó sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Minh.

Thám hoa Giang Văn Minh đối đáp với vua Minh (Ảnh minh họa: KT).

Ông Giang Văn Lưu, hậu duệ đời thứ 10 của Thám hoa Giang Văn Minh kể với báo chí: Trong lần đi sứ này, Thám hoa Giang Văn Minh quyết định không mang theo vàng cống nộp. Đến sinh nhật vua Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (Sùng Trinh), sứ thần các nước dâng lễ vật chúc mừng. Riêng sứ thần nước Đại Việt không những không có lễ vật dâng mừng mà còn khóc lóc thảm thiết. Thấy thế, vua Minh gặng hỏi: “Tại sao hôm nay ngày vui của trẫm mà khanh lại khóc?”

Thám hoa vừa khóc vừa tâu: “Hôm nay là ngày giỗ cụ tám đời của sứ thần, nhưng sứ thần không có mặt tại quê nhà để cùng gia quyến cúng giỗ, thật là bất hiếu”.

Vua Minh gật đầu khen ông hiếu đễ với tổ tiên đồng thời phán rằng: “Ngũ đại mai thần chủ” (năm đời thì đem chôn bài vị). Câu này có nghĩa là bài vị của người chết, sau năm đời đặt trên bàn thờ cúng giỗ sẽ được rước vào nhà thờ tổ rồi đem bài vị đó chôn đi, cúng giỗ chung với các bậc tổ tiên, từ đời thứ sáu không phải cúng nữa.

Chớp lấy cơ hội này, Giang Văn Minh liền nói: “Thần cũng nghĩ như vậy nhưng người đời có biết thế đâu. Nợ Liễu Thăng nước thần đã phải trả hơn 200 năm tức là quá tám đời rồi mà thiên triều vẫn tiếp tục đòi nữa thì điều đó là vô lý”.

Trước lý lẽ đanh thép và thuyết phục đó, vua Minh biết đã mắc mưu đành buộc lòng phải công bố xóa “nợ Liễu Thăng” cho người dân Đại Việt. Từ đây, dân ta chấm dứt được việc “trả nợ Liễu Thăng” kéo dài từ thế kỷ 15 đến lúc bấy giờ.

Giang Văn Minh (1573 – 1638) tự là Quốc Hoa, hiệu là Văn Chung. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn. Ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi bởi khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn. Với tài năng ngoại giao sắc sảo và tấm lòng trung quân ái quốc, ông thà chết không chịu làm nhục mệnh vua, quyết bảo vệ danh dự tổ quốc và bị hoàng đế Trung Hoa giết. Từ đó, ông được mệnh danh sứ thần “bất nhục quân mệnh”.
Ông Trạng đưa giống ngô về đất Việt
Cây ngô là một loại lương thực quan trọng của người dân đất Việt. Để đưa được giống ngô về Việt Nam là cả một câu chuyện ly kỳ. Trong dân gian có truyền thuyết rằng trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là người đầu tiên đưa giống ngô từ Trung Hoa về Việt Nam khi ông đi sứ nhà Minh vào năm 1597.
Vị khách ngoại quốc “khó tính”
Tháng 5/2023, một vị khách người Hà Lan đến quán C.K coffee (lô 4 KDC Tam Thanh, Phú Quý, tỉnh Bình Thuận). Người khách gọi một ly Espresso, yêu cầu trực tiếp quan sát nhân viên pha chế. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, người khách yêu cầu làm lại… Sự “khó tính” của vị khách đã giúp những người phục vụ hiểu được vai trò của việc tuân thủ nguyên tắc trong pha chế cà phê.

Nguồn bài viết : Trang casino quốc tế

Top