Món quà thiết thực gửi tặng cán bộ chiến sỹ nước bạn Lào |
Trường Hữu nghị T78: Cầu nối gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị Lào - Việt |
5h sáng Chủ nhật hàng tuần, chị Nivarnjai (xã Nonghet, Xieng Khouang, Lào) lại cùng mẹ sắp xếp hàng hoá để chuẩn bị cho phiên chợ Đoàn kết. Quầy hàng của chị thường mở cửa từ 5h sáng và đóng cửa vào 2h chiều. Các mặt hàng được bán chủ yếu là sản phẩm đến từ Lào như: chày, cối, gạo, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Khách mua hàng không chỉ là người Lào mà còn có rất nhiều người Việt Nam. Đối với chị, việc đi chợ không chỉ để kinh doanh mà còn là dịp để giao lưu, gặp gỡ những người Việt Nam và Lào đáng mến.
Chợ phiên Nậm Cắn, hay còn được gọi bằng cái tên thân mật là chợ Đoàn kết chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. (Ảnh: Hiệp Trung) |
Theo lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), chợ Nậm Cắn trước kia họp một phiên/tháng vào ngày cuối cùng của tháng, với địa điểm nằm sâu trong lãnh thổ nước bạn Lào, cách biên giới 3 km. Tuy nhiên, những năm gần đây, với việc tăng cường giao lưu văn hóa cũng như giao thương giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Nghệ An với Noọng Hét nói riêng, chợ đã được mở hàng tuần và di chuyển địa điểm đến gần cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, sát biên giới Việt - Lào.
Chợ không có cổng cũng chẳng có tên. Phần lớn, các mặt hàng được bán đều đặt trên các bàn gỗ đơn giản hoặc lót bạt giữa nền đất đá. Một số ít gian hàng thổ cẩm, thuốc bắc... ở phía cuối chợ có ki ốt dựng tạm, lợp mái tôn.
Phiên chợ biên giới Việt - Lào đáp ứng nhu cầu giao lưu mua bán của người dân vùng biên. Chợ quy tụ nhiều sản vật được người dân địa phương thu hái và sản xuất như: hoa chuối rừng, măng rừng, rau rừng, hạt tiêu rừng, gà rừng, gạo... Bên cạnh đó cũng có nhiều gian hàng bán quần áo, giày dép, đồ gia dụng... Ở đây người ta có thể trả bằng tiền Lào hoặc tiền Việt.
Giản dị là vậy, nhưng với nhiều người, phiên chợ chính là "đặc sản". Nhiều du khách đến chợ đã rất say mê không khí rộn ràng, sự chân thật của người bán hàng, những sản vật phong phú. Đặc biệt là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú ở miền tây Nghệ An và các dân tộc sinh sống ở Lào.
Ngoài những mặt hàng đặc trưng, chợ có một khu vực ẩm thực với nhiều món ăn đặc sản đến từ hai nước. Nếu đến đây mà không thưởng thức món gà đen nướng, ăn xôi nếp Lào và uống chén rượu ngô hay bia Lào thì thật đáng tiếc. Gà đen Lào bán tại chợ được nuôi thả tự do đi bới giun, dế trong vườn nên thịt rất chắc, thơm ngon đặc biệt.
Chị Phan Hồng Thơm (Nghệ An) cho biết, đến chợ, chị có cơ hội gặp gỡ, mua hàng và thưởng thức nhiều đặc sản của Lào. Được trực tiếp thưởng thức đặc sản của vùng bằng cách dùng tay vắt xôi và xé thịt gà nướng rồi trộn một ít rau rừng chấm với nước tương đỏ cay. Món ăn tuy giản dị dân giã nhưng có thể mê hoặc bất kỳ du khách nào.
Du khách hào hứng khám phá nét văn hóa đặc sắc tại phiên chợ Đoàn kết. (Ảnh: Phan Quỳnh Anh) |
Ngoài hoạt động giao thương, người dân còn xem phiên chợ như ngày hội, nơi người ta có thể được thỏa mãn giá trị tinh thần. Có những người vượt hàng chục km đường rừng đến chợ không phải để mua bán mà đơn giản chỉ muốn gặp gỡ, giao lưu bè bạn, người thân bên kia biên giới. Chính vì vậy mà dù sáng Chủ nhật chợ mới chính thức mở cửa những nhiều người đã đến khu vực họp chợ từ chiều thứ bảy để cùng nhau uống chén rượu ngô, ăn nắm xôi Lào và cùng nghe những điệu khèn của đồng bào dân tộc hai nước.
Chợ đặc biệt đông vào những phiên cuối năm. Thời điểm ấy, người dân hai nước không quản già trẻ, gái trai thường đến rất sớm để được đắm say trong tiếng khèn gọi bạn, hòa mình trong không khí đông vui. Lúc này, chợ phiên không còn là hoạt động giao thương buôn bán nữa mà là nơi giao lưu thắm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào. Chính vì vậy mà sau những phiên chợ vùng biên, tình đoàn kết anh em đồng bào hai nước càng thêm gắn chặt.
Theo Trung tá Nguyễn Hồng Đức, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nậm Cắn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An): chợ biên giới Nậm Cắn thể hiện tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào nói chung, nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Xieng Khouang và hai huyện Kỳ Sơn - Nonghet nói riêng.
Trong thời gian tới chợ sẽ được cải tạo để trở thành điểm du lịch hấp dẫn, du khách đến đây không chỉ mua được những đặc sản của địa phương, mà còn được trải nghiệm những hoạt động văn hoá đậm đà bản sắc của hai nước Việt - Lào.
Tăng cường hợp tác lao động, phúc lợi xã hội giữa Việt Nam và Lào |
"Việt Nam-Lào cần tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư" |
Nguồn bài viết : Club Ace 21 E-Gaming Club