Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp Ngày 24/9, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo-cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp”. Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp phát, Ngân hàng TMCP Quân đội. |
Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Slovakia Ngày 29/9, tại thủ đô Bratislava, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia đã tổ chức Tọa đàm kinh tế nhằm kết nối các doanh nghiệp từ Việt Nam sang với các doanh nghiệp Slovakia, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. |
Phát biểu tại buổi tiếp, ông Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự nỗ lực của địa phương, kinh tế Sóc Trăng đang dần hồi phục và phát triển sau dịch bệnh. Hiện tỉnh Sóc Trăng đang tập trung kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, logistics…
Quang cảnh buổi làm việc. |
Đặc biệt, tỉnh quy hoạch phát triển cảng Trần Đề có diện tích trên 4.550ha và để phục vụ cho cảng Trần Đề, Sóc Trăng được Chính phủ đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ngoài ra, cũng tập trung quy hoạch hạ tầng giao thông để kết nối vào tuyến đường cao tốc, tạo động lực cho tỉnh bứt phá, phát triển trong tương lai.
Trong đó, Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tại trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo phân loại thì cảng biển Sóc Trăng thuộc cảng biển loại III (có 4 loại: đặc biệt, loại I, II và III) đồng thời được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, cùng với các cảng biển Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Hai cảng biển đặc biệt hiện tại là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Việc đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu tại Trần Đề sẽ có những tác động tích cực và hấp dẫn về phát triển hệ thống Logistics các tỉnh, thành vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ước tính ban đầu, tổng kinh phí đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề đến năm 2030 khoảng 55.700 tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2030 khoảng 146.300 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
Ông Kim Seung Taik - Tổng giám đốc - CEO Quỹ đầu tư FG Corporate nhấn mạnh: "Quỹ đầu tư FG Corporate chúng tôi đã quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến thăm lần này, chúng tôi bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến Dự án Cảng nước sâu Trần Đề được xây dựng tại Sóc Trăng và ý định về khả năng mang lại lợi ích cho đầu tư như:
1) Cảng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây sẽ là trung tâm xuất khẩu nguồn tài nguyên dồi dào của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và dịch vụ hậu cần Logistics hàng hải của Việt Nam,
2) Cảng Trần Đề sẽ mang lại những đổi mới đáng kể trong kết nối vận tải biển nội địa. một cảng nước sâu sẽ là điểm đến trung chuyển mới cho việc vận chuyển hàng hóa thông qua các tuyến tàu vận chuyển nội địa và kết nối quốc tế, và
3) việc mở rộng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam. FG chúng tôi nhìn thấy tiềm năng mạnh mẽ của Dự án Cảng nước sâu Sóc Trăng trong số các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam, do vậy chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng với Hiệp hội Đầu tư Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) sẵn sàng đầu tư vào dự án này và tạo kênh thông tin liên lạc với chính quyền địa phương và các nơi có liên quan để thúc đẩy việc đầu tư vào dự án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Nghiệp cho biết thêm, hiện tỉnh có một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư phát triển hiệu quả tại tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân; qua đây mong muốn thông qua Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA), thì mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh và Hàn Quốc ngày càng phát triển.
Thay mặt đoàn, ông Trần Hải Linh cảm ơn UBND tỉnh dành thời gian tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc và cho biết, thời gian qua, hợp tác giữa Hàn Quốc với vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Sóc Trăng còn có một số hạn chế nhất định. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác với tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cảng Trần Đề, LNG, khu nông nghiệp công nghệ cao, bệnh viện… góp phần giúp địa phương phát triển.
Đoàn công tác chụp ảnh kỉ niệm. |
Đồng thời, thông qua buổi làm việc, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc mong muốn sẽ là cầu nối giới thiệu, kết nối doanh nghiệp tại các địa phương ở Hàn Quốc với Sóc Trăng; phối hợp đưa lao động tại tỉnh sang Hàn Quốc làm việc; hỗ trợ kết nối xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc và tỉnh Sóc Trăng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương… trên tinh thần hợp tác cùng phát triển.
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn và UBND tỉnh đã trao đổi thêm một số thông tin và thống nhất tìm hiểu thêm về dự án cảng biển nước sâu Trần Đề, nông nghiệp công nghệ cao…. Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, nhằm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại các dự án quan tâm trên địa bàn tỉnh.
Thúc đẩy hợp tác giữa thành phố Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam Chiều 13/9, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung đã tiếp và làm việc với ông Chân Kiến Vĩ, Thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng TP Sùng Tả, Quảng Tây đến chào nhân dịp mới nhậm chức; trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai bên nửa cuối năm, nhất là về bảo đảm thông quan hàng hóa thông suốt, duy trì chuỗi cung ứng tại các cửa khẩu biên giới. |
Đề nghị doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam có nhiều hội viên là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Đây là lợi thế cần khai thác trong hợp tác kinh tế và quan hệ doanh nghiệp hai nước. |
Nguồn bài viết : TK lần xuất hiện