Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Đây là nội dung được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức trực tuyến diễn ra vào ngày 14/7 mới đây. |
ALOV tặng 1.000 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Sáng ngày 6/7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã trao tặng 1.000 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN). |
Lễ ký thực hiện trong khuôn khổ hội thảo "Kết nối và phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam".
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh: “Trong nhiều năm qua, với vai trò “đột phá, mở đường, song hành, hỗ trợ” Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp cùng nhiều bộ ngành và các cơ quan, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ mở đường cho việc kết nối mạng lưới chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam qua các sự kiện đã tổ chức như “Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của người Việt tại Hoa Kỳ và Việt Nam” năm 2017 tại Hoa Kỳ, “Diễn đàn Kết nối Startup Việt trong và ngoài nước” năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh".
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Ảnh: Tạp chí Quê hương |
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho biết: Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban, hiện có khoảng 50 Hội trí thức và mạng lưới trí thức người Việt đã thành lập tại các nước, có hơn 500.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty kỹ thuật và công nghệ cao tại các nước và nhiều tổ chức quốc tế trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là xu hướng phát triển kinh tế xã hội toàn cầu trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Về lâu dài các doanh nghiệp khởi nghiệp, dựa trên nền tảng đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới sẽ là đầu tầu của nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Tại Việt Nam, năm 2016 được lựa chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ cho vấn đề khởi nghiệp. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã ban hành cơ chế pháp lý, chính sách, những đề án cụ thể hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Từ đó đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã từng bước được hình thành, củng cố và đang phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng đáng ghi nhận, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu vốn, nhân sự, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp..., cần nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt từ những doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp thành công đi trước để tiếp tục tăng tốc, bứt phá hơn nữa.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu mong muốn các đại biểu trên tinh thần thẳng thắn và cởi mở những vấn đề của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, tập trung phân tích chia sẻ những nội dung: khó khăn thuận lợi của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam; kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của các nước; những kiến nghị đề xuất xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, đặc biệt những đề xuất để xây dựng kết nối bền vững giữa các nhà khởi nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước, từ đó hỗ trợ nhau cùng phát triển và đóng góp cho đất nước.
Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, hợp tác này là cơ sở để Bộ nắm được thực trạng khó khăn và đưa ra giải pháp hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong các dự án đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có sản phẩm, giải pháp bước ra sân chơi quốc tế, chứng minh năng lực và được cộng đồng quốc tế công nhận. Một số doanh nghiệp, chuyên gia Việt ở nước ngoài đã về nước hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và tạo được những tác động đáng ghi nhận, như nền tảng quản trị, giải pháp kết nối trực tuyến, các ứng dụng AI, robot, IoT hỗ trợ phòng chống Covid-19.
Ông Trần Văn Tùng cho rằng, cần phải tìm hiểu sâu hơn những nhu cầu thực chất của kiều bào, trí thức Việt "để xây dựng và triển khai các chính sách thu hút một cách toàn diện và có hệ thống". Sự hợp tác giữa hai phía giúp thông tin được truyền tải đầy đủ và cập nhật đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài, là đòn bẩy thu hút chuyên gia người Việt ở nước ngoài đóng góp cho quê hương.
Các diễn giả và các đại biểu thảo luận với chủ đề “Xây dựng mạng lưới chuyên gia kiều bào hỗ trợ khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo”. Ảnh: Tạp chí Quê hương |
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe những chia sẻ từ các diễn giả là đại diện Startup người Việt thành công, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp. Bà Lê Diệp Kiều Trang (Giám đốc tài chính Arevo, đồng sáng lập Quỹ Alabaster) đã có những chia sẻ về việc khởi nghiệp tại Việt Nam với nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và phát triển nguồn nhân lực. Bà cho biết, vợ chồng bà khi từ Mỹ trở về Việt Nam khởi nghiệp bởi sự thuận lợi từ nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào và chất lượng không thua kém các nước khác. Bà mong muốn Nhà nước có những chính sách thông thoáng để việc sản xuất mặt hàng công nghệ cao sớm thực thi, nếu không công nghệ sẽ bị tụt hậu.
Ông Cao Anh Tuấn (Giám đốc Công nghệ Genetica), ông Trần Bảo Khánh (Tổng Giám đốc và Đồng sáng lập Rens Original), ông Phạm Kim Cương (Nhà sáng lập Cohost AI) cũng có những chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp trong hoàn cảnh ảnh hưởng lớn của COVID-19, đồng thời cảm ơn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Hội nghị rất ý nghĩa này để chia sẻ, kết nối doanh nhgiệp trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Xây dựng mạng lưới chuyên gia kiều bào hỗ trợ khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo” với sự tham gia của các doanh nhân, trí thức kiều bào tại một số điểm cầu trên thế giới (Úc, Nhật, Hoa Kỳ, Phần Lan, Pháp, Anh...) và điểm cầu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các đại biểu đã trao đổi chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước và cả những kiến nghị liên quan đến việc đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tế đối với việc đổi mới sáng tạo.
Hội Hữu nghị Hàn - Việt huy động 1 triệu USD từ các doanh nghiệp Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam chống dịch COVID-19 Sáng 30/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc trực tuyến với ông Choi Young Joo, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn-Việt, đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Panko. Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn-Việt cho biết các doanh nghiệp Hàn Quốc đã quyên góp được 1 triệu USD ủng hộ Việt Nam ứng phó với dịch COVID-19. |
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ 6,2 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 Chiều ngày 17/6/2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) số tiền trị giá hơn 6,2 tỷ đồng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Văn phòng Quốc hội Lào và cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao Việt Nam, là số tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 và cuộc chiến chống Covid-19 tại các địa phương. |
Nguồn bài viết : Crown Poker Club