Bài 1: Con người - Trung tâm hướng đến của mọi chính sách

2025-01-17 20:15:30
Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đảm bảo quyền con người thông qua triển khai chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

Tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Thành tựu về quyền con người ở Việt Nam những năm qua được thể hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã có những kết quả tích cực như tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%, bình quân trong 5 năm giai đoạn giảm khoảng 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 24%, bình quân trong 5 năm giảm 5,65%...

Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Không chỉ giáo dục chính quy, Nhà nước còn tạo điều kiện để người dân được học liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau.

Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các nhóm yếu thế, trong đó tập trung hỗ trợ học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Để bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, Việt Nam đã ban hành nhiều Chương trình hành động cấp quốc gia được ban hành như: Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030;... Nỗ lực bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo…; hỗ trợ tìm kiếm việc làm, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, tiếp cận văn hoá, giao thông, công trình cho người khuyết tật.

Các quyền về nước sạch, quyền tự do biểu đạt, phát triển kết nối internet, tăng cường tiếp cận thông tin, bảo đảm sự độc lập của truyền thông và việc bảo vệ nhà báo;… cũng đã được chú trọng bảo đảm triển khai…

Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành trước hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh dịch bệnh

Dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động nhiều chiều đến khả năng thụ hưởng quyền con người và tác động mạnh tới các nỗ lực bảo đảm quyền con người của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Với mục tiêu cao nhất là vì con người, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng bảo đảm tiêm vắc-xin phòng COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến ngày 10/10/2021, Việt Nam đã tiêm 81,7 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho người dân mặc dù gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung của thế giới, điều kiện kinh tế còn hạn chế.

Với mục tiêu cao nhất là vì con người, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân. Ảnh: TTXVN

Việt Nam đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 (đến ngày 14/10/2021 đã huy động được 8.784,4 tỷ đồng), thành lập Tổ công tác về ngoại giao vắc-xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì để xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị từ đối tác song phương, đa phương.

Đến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống đã hỗ trợ Việt Nam với hàng triệu liều vắc-xin (tính đến ngày 27/8, Việt Nam đã tiếp nhận trên 26 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19).

Việt Nam cũng thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương.

Những thành tựu toàn diện trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đã góp phần tạo nguồn lực cho việc bảo đảm thụ hưởng các quyền con người của người dân, thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng với những cam kết về lao động và phát triển bền vững.

(Bài 2: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người - Từ cam kết đến hành động)

Quyền giáo dục trong dịch COVID: Vượt khó khăn, đẩy nhanh chuyển đổi số
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam đề xuất

Nguồn bài viết : NỔ HŨ

Top