Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 |
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam và Đại học Luật Hà Nội hợp tác đào tạo nhân lực |
Quang cảnh buổi tọa đàm. |
Tham dự buổi tọa đàm có: bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quỹ; ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ; đại diện một số tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đối tác của Quỹ và thành viên Hội đồng Quỹ.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã được nghe các tham luận đánh giá tình hình thế giới năm 2021, dự báo các xu hướng chính năm 2022 do ông Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Học viện Ngoại giao) và ông Nguyễn Đăng Quang, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội đồng Quỹ trình bày.
Ông Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao trình bày tham luận tại tọa đàm. |
Theo ông Lê Đình Tĩnh, năm 2021, thế giới chịu tác động mạnh mẽ, toàn diện của dịch COVID-19. Sang năm 2022, dự báo tình hình dịch có xu hướng giảm do nguồn cung vaccine đã không còn khan hiếm như trước, nhiều nước trên thế giới đã làm chủ công nghệ, tự sản xuất vaccine phòng COVID-19 và có các phác đồ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả. Chính vì vậy, thích ứng an toàn với dịch bệnh sẽ trở thành chiến lược chủ đạo của các quốc gia trong năm 2022.
Dự báo về phân bố quyền lực thế giới trong năm 2022, ông Lê Đình Tĩnh cho rằng sẽ vận động theo hướng đa cực, đa trung tâm. Dự đoán này được đưa ra dựa trên nhận định các nước lớn không còn đơn phương áp đặt ý chí đối với nhiều vấn đề trên thế giới; bên cạnh đó là sự xuất hiện của những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết như dịch COVID-19, biến đổi khí hậu...
Đánh giá về kinh tế thế giới trong năm 2022, ông Lê Đình Tĩnh cho rằng, kinh tế số tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng web 3.0 (nền tảng trực tuyến có tính tương tác, tùy biến, cá nhân hóa cao hơn rất nhiều), tài chính phi tập trung sẽ trở thành xu thế lớn, tiền số, kinh tế số phát triển mạnh mẽ...; lạm phát được dự báo sẽ tăng cao; toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra nhưng gặp nhiều trở ngại.
Trong năm 2022, cách mạng khoa học công nghệ cũng dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các quốc gia cho phép thử nghiệm chính sách đặc biệt với các khu công nghệ cao, các hệ sinh thái khởi nghiệp tiếp tục trở thành xu hướng...
Dự báo về tác động của tình hình thế giới năm 2022 đến Việt Nam, ông Lê Đình Tĩnh cho rằng Việt Nam là quốc gia đã hội nhập sâu, có quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi. Những diễn biến của tình hình thế giới sẽ có tác động nhiều chiều đến Việt Nam, trong đó có cả thách thức và cơ hội. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của công tác đối ngoại với ba trụ cột đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội đồng Quỹ trình bày tham luận tại tọa đàm. |
Dự báo về các xu hướng địa chính trị năm 2022, tham luận của ông Nguyễn Đăng Quang, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội đồng Quỹ cho rằng, về tổng thể, căng thẳng địa chính trị sẽ gia tăng với những dấu hiệu của thế giới tiếp tục bất ổn nếu như không có các cơ chế hợp tác hiệu quả và đáng tin cậy để giải quyết các thách thức toàn cầu.
Năm 2022 cũng được dự báo sẽ xuất hiện các hình thái chiến tranh mới, đa hình thức với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng. Quan hệ Mỹ - Trung đang và sẽ trở thành nhân tố chính thúc đẩy địa chính trị toàn cầu.
Cũng theo ông Nguyễn Đăng Quang, trong năm 2022, dự báo tổng thể cục diện chung thế giới tiếp tục bất ổn, bất định. Chuyển dịch địa chính trị, địa chiến lược sẽ làm xuất hiện các cấu trúc an ninh, chính trị mới. Các nước tiếp tục điều chỉnh chính sách. Tập hợp lực lượng theo cách thức mới. Các hình thái mới của chủ nghĩa đa phương, thể chế đa phương... sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2022.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến về các dự báo trong năm 2022, tập trung đi sâu phân tích tình hình Ukraine và dự báo những kịch bản có thể xảy ra, đồng thời phân tích các điểm nóng trên thế giới hiện nay và nguy cơ chạy đua vũ trang trên thế giới...
Kết luận tọa đàm, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch Quỹ đánh giá cao các tham luận của hai diễn giả, những ý kiến phân tích sâu sắc, đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu. Theo ông đây là những gợi ý quý báu đối với công tác nghiên cứu của Quỹ trong năm 2022.
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam tổ chức Toạ đàm “Các vấn đề sông Mê Công” |
Quan hệ Mỹ - Trung - Nga theo góc nhìn tam giác chiến lược |
Nguồn bài viết : Baccarat, cách chơi