Học sinh các trường phổ thông phổ biến kỹ năng phòng chống quấy rối trên xe buýt thông qua các vở kịch. |
Chương trình “Thành phố an toàn cho trẻ em gái” được tổ chức Plan International hợp tác với tổ chức UN HABITAT và Women in Cities triển khai tại 5 thành phố ban đầu, bao gồm Hà Nội, New Delhi, Kampala, Cairo, Lima. Dự án thúc đẩy sự an toàn của em gái tại nơi công cộng, khi tham gia công cộng và sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của các em gái vào trong quá trình hoạch định sự phát triển của thành phố nơi các em sinh sống.
Từ năm 2014, Plan International Việt Nam hợp tác với Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội (TRAMOC) để triển khai can thiệp thúc đẩy sự an toàn của em gái khi đi lại trên phương tiện xe buýt thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ ngành giao thông, lái xe phụ xe về Bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới với em gái. Bên cạnh đó là các sáng kiến truyền thông do chính các em gái khởi xướng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng an toàn cho em gái và thúc đẩy các hành động đẹp của nam giới nơi công cộng. Từ năm 2016, can thiệp của chương trình tiếp tục được mở rộng với sự hợp tác của UBND huyện Đông Anh, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) nhằm tạo ra một mô hình cộng đồng an toàn với em gái tại huyện Đông Anh. Từ tháng 8/2017, Plan International Việt Nam phối hợp với Vụ Bình đẳng Giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) để triển khai dự án ở cấp quốc gia.
Với tổng ngân sách hơn 17,3 tỷ đồng, dự án đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức và triển khai mô hình Thành phố An toàn cho em gái . Các đơn vị thực hiện tập huấn cho lái xe, phụ xe buýt về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em gái ở cộng đồng, đặc biệt là trên xe buýt. Thêm vào đó, cũng trong khuôn khổ của dự án, chương trình đã ra mắt tập tài liệu cầm tay về bí kíp đi xe buýt dành cho trẻ em gái. Đặc biệt, nhận thức của một bộ phận lái xe, phụ xe buýt đã được thay đổi. Hầu hết đều cam kết thúc đẩy an toàn của trẻ em gái ở cộng đồng đô thị. Có 58% lái xe phụ xe tham gia khảo sát năm 2018 cho biết họ đã cảnh báo nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục tại nơi công cộng cho hành khách.
Sau 4 năm, dự án đã giảm được tỷ lệ các em gái trải nghiệm quấy rối tình dục từ 31% năm 2014 xuống còn 19% năm 2018 và giảm được số người cho rằng việc một em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt không phải là việc của họ từ 20% năm 2014 xuống còn 9% năm 2018 ở cả nam và nữ.
Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng về hành vi quấy rối khi đi xe buýt được nâng lên rõ rệt. Khảo sát vào tháng 6/208 cho thấy 62% cán bộ nhà nước, 45% hành khách nam và 49% hành khách nữ được hỏi cho rằng quấy rối tình dục là một nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn có 45% người trả lời trong khảo sát không làm gì cả khi nhìn thấy sự việc ở nơi công cộng và 20% không can thiệp khi nhìn thấy em gái bị quấy rối trên xe buýt.
Bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý chương trình Plan tại Hà Nội cho biết, từ kết quả tích cực này, dự án sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình ra 7 tỉnh thành khác trong cả nước.
Nguồn bài viết : Trực tiếp bóng đá hôm nay