Tạo chuyển biến mạnh mẽ, đưa quan hệ Việt - Pháp phát triển lên tầm cao mới Chiều tối ngày 3/11 (theo giờ địa phương), tại Điện Matignon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex, chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước và tham dự tiệc chiêu đãi chính thức của Thủ tướng Chính phủ Pháp chào mừng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. |
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược Việt - Pháp Mới đây, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có buổi tiếp Giám đốc Hợp tác quốc tế và Giám đốc Việt Nam của tập đoàn Thales. Qua đó hai bên trao đổi về tình hình hoạt động của Thales tại Việt Nam cũng như kế hoạch phát triển hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới nhằm triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tháng 11/2021. |
Nhân dịp Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7), Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trao đổi với báo chí về những thành tựu nổi bật trong quan hệ hai nước cũng như triển vọng hợp tác thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, chiều 22/9/2021, tại Trụ sở Chính phủ (Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN). |
Năm 2021, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam và Pháp đã phải chịu những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt Nam và Pháp thời gian qua, thưa Đại sứ?
- Dịch COVID-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống của người dân trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Pháp vẫn duy trì các mối quan hệ đã có với Việt Nam thông qua trao đổi, tiếp xúc dưới nhiều hình thức như điện đàm, thư tín hoặc các cuộc gặp gỡ song phương; trong đó, đặc biệt là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021.
Chúng tôi cũng duy trì kênh trao đổi giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là đối tượng du học sinh. Từ mùa hè năm 2020, chúng tôi đã nối lại việc cấp visa cho sinh viên Việt Nam sang du học tại Pháp; tăng cường số lượng học bổng dành cho sinh viên Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai những dự án hợp tác song phương; trong đó có Dự án tuyến metro số 3 tại Hà Nội hay các dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu có sự tham gia của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Các chuyến thăm của tàu tuần dương của hải quân Pháp sang Việt Nam vẫn được duy trì. Ngoài ra, nhiều dự án được triển khai trong các lĩnh vực mới như bảo tồn di sản và tăng cường việc giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.
Mặc dù trải qua một giai đoạn khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng đây cũng là dịp Việt Nam và Pháp thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Tinh thần đó được thể hiện qua các đợt viện trợ khẩu trang của Việt Nam cho Pháp vào năm 2020 cũng như gói viện trợ 3,5 triệu liều vaccine của Pháp cho Việt Nam thông qua các kênh hợp tác song phương và cơ chế COVAX.
Quan hệ Việt - Pháp phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Hiện nay, Pháp là một trong những nhà đầu tư châu Âu hàng đầu tại Việt Nam. Xin Đại sứ chia sẻ rõ hơn về lĩnh vực hợp tác này?
- Nói đến hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, chúng ta không thể không kể đến Dự án metro số 3. Dự án nhận được sự tài trợ rất lớn từ phía Pháp và góp phần quan trọng vào việc cải thiện tình hình giao thông của Hà Nội cũng như giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Có thể nói, đây là dự án mang tính biểu trưng cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Ngoài ra, một lĩnh vực khác mà tôi muốn đề cập là trao đổi thương mại giữa hai nước, chủ yếu là trao đổi giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự hiện diện của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam. Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng các hàng hóa của Pháp đang hiện diện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam như máy bay, ô tô hay các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch.
Chúng tôi cho rằng trao đổi thương mại giữa hai nước có thể phát triển hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định này đi vào thực thi đúng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, tôi nhận thấy đây là một công cụ hết sức quan trọng để tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống mà tôi vừa nêu trên, chúng tôi mong muốn trong thời gian tới có những dự án hợp tác mới liên quan đến việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn như các dự án giao thông bền vững, thành phố phát triển bền vững, quy hoạch đô thị, năng lượng tái tạo…
Văn hóa cũng là một lĩnh vực hợp tác chủ đạo trong quan hệ giữa hai nước. Đại sứ có thể điểm lại một vài dự án trọng điểm được triển khai trong năm vừa qua?
- Chúng tôi có một đối tác lớn là Viện Pháp tại Việt Nam với các cơ sở tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Do dịch COVID-19 nên có những giai đoạn Viện Pháp phải đóng cửa; tuy nhiên, hiện nay Viện Pháp đã hoạt động trở lại. Mới đây, chúng tôi đã tham gia Festival Huế 2022 sau hai năm sự kiện bị gián đoạn do tình hình dịch bệnh. Chúng tôi đã mời nhóm nhạc điện tử Kid Francescoli biểu diễn tại Huế ngày 26/6 và sau đó là tại Hà Nội. Triển lãm ảnh “Mekong, chuyện đôi bờ” của tác giả Lâm Đức Hiền cũng đã được tổ chức tại Viện Pháp tại Huế.
Hiện nay, Viện Pháp tại Hà Nội đã chuyển từ vị trí quen thuộc trên phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) đến hai biệt thự Pháp cổ trên phố Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng) sau khi được cải tạo lại. So với địa điểm cũ, sự khác biệt lớn nhất ở cơ sở mới là không còn khu khán phòng nữa. Đây là hạn chế lớn nhưng chúng tôi coi đó là sức ép để có thể tạo ra năng lượng tích cực hơn. Chúng tôi sẽ có những chương trình nằm ngoài khuôn viên: thay vì tổ chức các hoạt động tại khuôn viên của Viện Pháp thì chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau tại Hà Nội và sẽ đón tiếp được lượng công chúng đông đảo hơn.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai dự án mang tên “Chia sẻ và bảo vệ các di sản của Việt Nam”. Chúng tôi nhấn mạnh là các di sản vì dự án hướng tới cả các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Trong khuôn khổ của dự án, các bảo tàng của Pháp sẽ hợp tác với các đối tác của Việt Nam nhằm bảo tồn và phát huy các di sản của đất nước các bạn.
Đại sứ có thể cho biết về chính sách học bổng dành cho sinh viên Việt Nam trong thời gian tới; những lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên?
- Chúng tôi không những duy trì mà còn tăng số lượng học bổng dành cho sinh viên Việt Nam. Dự kiến, giá trị học bổng năm 2022 sẽ tăng 20% so với năm 2021. Đây là một trong những ưu tiên của phía Pháp. Chúng tôi mong muốn những sinh viên, những nhà nghiên cứu xuất sắc của Việt Nam có thể được đào tạo tại các trường đại học hay các trung tâm nghiên cứu của Pháp. Đặc biệt, trong lĩnh vực y học, các bác sĩ Việt Nam được đào tạo nâng cao tại Pháp có thể trực tiếp thực hành điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện. Đó là một điểm khác so với các quốc gia khác và chúng tôi rất tự hào vì mô hình này giúp cho các bác sĩ nâng cao trình độ của mình. Ngoài ra, Pháp cũng là vườn ươm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm 2023, Việt Nam và Pháp sẽ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 10 năm ký kết quan hệ hợp tác chiến lược. Xin Đại sứ chia sẻ về công tác chuẩn bị cho các sự kiện trên?
Những sự kiện kỷ niệm này chứng tỏ quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển trong 50 năm qua. Các hoạt động kỷ niệm sẽ bắt đầu ngay từ tháng 12/2022 với Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội. Trong suốt năm 2023, chúng tôi cũng dự kiến nhiều hoạt động khác nhau để thể hiện sự phong phú, đa dạng trong quan hệ song phương. Đặc biệt, chúng tôi dự kiến thiết kế logo biểu trưng cho sự kiện 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trân trọng cảm ơn Đại sứ.
Nguồn bài viết : TP Xổ Số