Chàng trai Việt kiều làm phim để giới thiệu Việt Nam với thế giới Không chỉ tham gia CLB Trường Sa tại Đức, Ngô Ngọc Đức (Việt kiều Đức) còn làm phim để giới thiệu Việt Nam với thế ... |
Chàng trai Việt đi xe máy từ Việt Nam đến Pháp TĐO - Chuyến đi vòng quanh thế giới dự kiến dài hơn 45.000km qua 30 nước trong 600 ngày của Trân Đặng Đăng Khoa (sinh năm 1987, ... |
Kể từ khi gia nhập Google, Đông Anh đã ra mắt hơn 20 mô hình Deep Learning cho 6 sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dự đoán của 40 lĩnh vực, tăng tốc độ tính toán lên 2x, và mang thêm 250 triệu đô la Mỹ vào Doanh thu cho Google Ads.
Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trò chuyện cùng với Đông Anh về công việc hiện tại của anh tại Google cũng như những chia sẻ của anh giúp bạn trẻ Việt chinh phục những gã khổng lồ công nghệ này.
Mang lại doanh thu khoảng hơn 250 triệu đô cho Google
- Đông Anh có thể chia sẻ với độc giả câu chuyện học tập và sinh sống của mình ở Mỹ?
Tôi sang Mỹ năm 2013 theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ, và làm việc với giáo sư về mảng học máy (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), và khai phá dữ liệu (Data Mining). Trong quá trình nghiên cứu, tôi có làm thực tập ở HP Labs về mảng Thị giác máy tính (Computer Vision), và Google Geo về mảng semantic location inference.
Khi mới sang Mỹ, một số khó khăn mà tôi cũng như các bạn sinh viên quốc tế khác đều gặp phải là ngôn ngữ và văn hóa. Đặc biệt trong ngành của mình có rất nhiều thuật ngữ và khi học ở Việt Nam tôi không biết các thuật ngữ này. Ngoài ra, lúc mới sang tôi cũng tham gia trợ giảng cho một số môn học của các sinh viên đại học trong khoa, và cũng mất thời gian để có thể quen với việc giao tiếp và giảng bài cho các sinh viên bậc đại học.
Đông Anh đang là Kỹ sư phần mềm về mảng trí tuệ nhân tạo ở Google. |
Trong việc nghiên cứu, ban đầu tôi chưa quen với cách nghiên cứu, cách làm việc, yêu cầu của giáo sư, nên trong năm đầu tiên gặp nhiều khó khăn. Một trong những quan điểm sai lầm nhất tôi nghĩ nghiên cứu sinh quốc tế hay gặp là nghĩ giáo sư nói gì cũng đúng, và không đặt mình ngang hàng với giáo sư (vì họ là những người uyên bác, thậm chí đầu ngành).
Những giáo sư bên này thường đề cao suy nghĩ riêng của mỗi người, họ không nghĩ họ luôn đúng, nên những gì họ nói họ đều muốn người khác phản biện lại để có những đường hướng phát triển tốt hơn. Sau khi thay đổi cách suy nghĩ thì tôi thấy mọi việc tiến triển tốt hơn. Khi đi làm ở Google thì điều này càng đặc biệt quan trọng.
Tuy nhiên, một trong những điều tôi băn khoăn nhất và tôi nghĩ mọi nghiên cứu sinh, hoặc sinh viên đều gặp phải là xác định con đường mình sẽ đi sau khi ra trường. Khi mới sang Mỹ, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là làm giáo sư hoặc tham gia một trung tâm nghiên cứu (vì đào tạo tiến sĩ là để ra làm những việc này).
Để kiểm chứng, trong năm thứ 2, tôi tham gia thực tập cho HP Labs, là một trong những trung tâm nghiên cứu khá mạnh ở thung lũng Silicon, làm cùng với 3 nhà nghiên cứu khác về mảng Thị giác máy tính (Computer Vision). Sau khi đi thực tập thì tôi nhận ra mình không phù hợp với môi trường thuần nghiên cứu. Năm tiếp theo tôi nộp đơn đi thực tập ở những công ty công nghệ, và tôi quyết định vào làm ở Google, bộ phận Google Geo. Sau 3 tháng thực tập tại đây tôi nhận ra mình rất thích hướng nghiên cứu ứng dụng, và theo hướng đó đến tận bây giờ.
- Anh hãy “bật mí” một chút về những thử thách để trúng tuyển vào Google, vị trí chuyên môn anh đảm nhận tại đây là gì?
Phỏng vấn Google có 2 vòng, vòng đầu gồm 2 cuộc phỏng vấn, mỗi cuộc 1 giờ, và hỏi sâu về cấu trúc dữ liệu, giải thuật, là những môn nền tảng của Khoa học máy tính. Sau khi vượt qua được 2 cuộc phỏng vấn này, các ứng viên được mời đến trụ sở chính, phỏng vấn vòng cuối. Vòng cuối bao gồm 5 cuộc phỏng vấn, mỗi cuộc 1 giờ.
4/5 cuộc phỏng vấn này cũng đều hỏi về cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Có một vòng phỏng vấn khác hỏi sâu hơn về mặt ứng xử, xem mình ứng xử như thế nào trong môi trường làm việc. Sau khi vượt qua được tất cả các vòng này, thì sẽ là trúng tuyển vào Google. Sau khi trúng tuyển xong bạn sẽ phỏng vấn tiếp với các team đang tuyển người để xem bạn có thích vấn đề team đó đang giải quyết hay không. Nếu bạn thấy hấp dẫn và người quản lý team đấy thấy bạn phù hợp với team thì bạn sẽ được nhận vào team.
Sau khi vào Google, tôi làm trong bộ phận quảng cáo của công ty. Công việc chính của tôi là nghiên cứu phát triển thuật toán học máy (machine learning) để mô hình hóa hành vi của người dùng. Một số mô hình thuật toán phát triển đã được đưa vào vận hành, bao gồm tiên đoán sở thích (ví dụ tiên đoán xem người dùng có thích đi mua sắm, đi tham gia các hoạt động ngoài trời...), hoặc tiên đoán các sự kiện của người dùng (ví dụ tiên đoán xem người dùng sắp chuyển việc, mua nhà, tốt nghiệp...). Những sản phẩm này sau khi đưa vào vận hành đã mang lại doanh thu khoảng hơn 250 triệu đô cho công ty.
- Người ta thường nói môi trường làm việc tại Google rất tuyệt, anh đã trải nghiệm được những gì ở đó?
Có rất nhiều những thứ hay ở Google mà tôi muốn nói đến. Ở công ty có rất nhiều những bài toán hay và khó để giải quyết, và đối với kỹ sư phần mềm như tôi thì cơ hội để có thể tiếp cận và giải quyết các bài toán hay và khó đó là niềm mơ ước.
Ngoài ra, những người làm việc cùng với tôi rất thông minh và giỏi. Họ đa phần tốt nghiệp từ những trường hàng đầu trên thế giới như MIT, CMU, Stanford.... Vào công ty, rất nhiều bạn khác có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ (ở Google, có khoảng 1/3 nhân viên có bằng Tiến sĩ), thành ra, cơ hội cọ sát học hỏi là rất cao.
Giờ giấc làm việc ở công ty rất thoải mái, bạn có thể đến làm việc và về lúc nào bạn muốn. Công ty chỉ quan tâm đến chất lượng và kết quả công việc của bạn chứ không quan tâm đến việc bạn làm việc lúc nào.
Công ty cho bạn rất nhiều tiện ích như: cung cấp bữa ăn sáng, trưa, tối miễn phí. Công ty có rất nhiều nhà ăn với đủ loại đồ ăn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn, Việt Nam.... Ngoài ra, công ty còn cung cấp cho bạn nhiều dịch vụ miễn phí như phòng Gym, bể bơi, giặt đồ, phòng chơi điện tử, phòng nhảy, phòng âm nhạc, etc... nói chung có rất nhiều thứ miễn phí.
Ngoài ra, Google có rất nhiều trụ sở ở nhiều nơi trên thế giới, mỗi nơi có văn hóa riêng, đồ ăn riêng, cách bài trí riêng. Thành ra nếu đến những bang khác hoặc quốc gia khác đều có thể ghé thăm hoặc làm việc ở chi nhánh đó.
Theo Đông Anh tỉ lệ được nhận vào Google chỉ khoảng 0,2%, nên các bạn trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ càng. |
Muốn chinh phục Google, Facebook, Amazon, Microsoft cần profile hoàn chỉnh và nhiều kinh nghiệm
- Anh nhận thấy khả năng làm việc của các bạn trẻ Việt hiện nay như thế nào?
Thời gian gần đây, tôi thấy có sự đổi mới trong các dự án sinh viên ở Việt Nam đang làm, và tôi thấy có sự rút ngắn khoảng cách về tính thực tế của các dự án các bạn sinh viên ở Việt Nam đang tham gia, và đấy là tín hiệu tốt. Việc các bạn ở Việt Nam cần làm là đẩy cao chất lượng đầu ra, và kết quả của các dự án đó để xây dựng được profile tốt khi có ý muốn tuyển dụng ở môi trường quốc tế, đặc biệt ở Mỹ. Những môi trường này các bạn phải cạnh tranh với nhiều ứng viên tốt không chỉ ở trong nước Mỹ mà còn từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Theo anh, các bạn trẻ Việt cần hoàn thiện thêm những gì?
Sau khi vào làm việc tôi thấy khả năng làm việc của người Việt mình không thua kém gì so với các bạn khác trong cùng công ty. Tất nhiên, do các bạn được tuyển vào đều đã qua được quá trình tuyển dụng khắt khe, nên đa phần các bạn ấy kiến thức nền tảng kỹ thuật đều rất tốt.
Tuy nhiên, tôi thấy để làm được việc một cách hiệu quả cần có những điểm sau:
Tự trau dồi kiến thức: Bạn cần chuẩn bị cho mình khả năng tự trau dồi kiến thức, học hỏi kiến thức từ những bạn khác, team khác, hoặc các kiến thức mới từ internet để tự giải quyết vấn đề các bạn đang gặp phải.
Chuẩn bị cho mình các kỹ năng mềm vì nó được vận dụng hàng ngày. Các kỹ năng mềm này bao gồm: Kỹ năng giao tiếp: bạn phải nói chuyện nhiều với các bạn khác để giải quyết vấn đề chung, hoặc các bạn có những cuộc nói chuyện với sếp nước ngoài thì cố gắng diễn đạt một cách dễ hiểu; Kỹ năng diễn thuyết: bạn phải trình bày nhiều với những người trong nhóm, hoặc ngoài nhóm, đôi khi trình bày kỹ năng ở mỗi cuộc họp. Kỹ năng tư duy phản biện đặc biệt quan trọng do bạn cần tự đánh giá, tự phản biện lại các việc bạn đang làm, như phương pháp tiếp cận, kết quả... để tìm ra đường hướng đi cho đúng đắn; Kỹ năng lãnh đạo: đa phần bạn sẽ phụ trách chính một hoặc nhiều dự án trong công ty, nên yêu cầu bạn cần có kỹ năng lãnh đạo tốt để có thể đẩy dự án đi một cách hiệu quả.
Đông Anh bên các đồng nghiệp tại Google. |
- Vậy anh có thể chia sẻ bí quyết vươn tới "gã khổng lồ" công nghệ như Google?
Tôi thấy để có thể vươn tới những công ty lớn như Google, Facebook, Amazon, Microsoft ở Silicon Valley thì cần ứng viên có một profile hoàn chỉnh. Cụ thể là profile của bạn cần đủ tốt để có thể vượt qua được vòng tuyển chọn của recruiter, và sau đó bạn cần có kinh nghiệm phỏng vấn thật tốt để vượt qua được vòng phỏng vấn. Nói chung, tỉ lệ các bạn được nhận vào Google chỉ khoảng 0,2%, nên cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Tôi sẽ nói thêm một số điểm trong mảng kỹ thuật, còn những mảng khác như kinh doanh, quản lý dự án tôi không đề cập.
Để có một profile tốt, bạn cần chuẩn bị cho mình nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở đây được đánh giá qua những dự án (projects) bạn đã làm trong quá khứ. Những dự án này có thể là dự án bạn tự làm, hoặc bạn làm với các giáo sư trong trường, hoặc dự án trong quá trình thực tập, hoặc dự án bạn làm trong các công ty nếu bạn đã tốt nghiệp. Nếu những project hay, khó, có ảnh hưởng lớn, sử dụng các phương pháp tiên tiến (được nhiều người khác sử dụng) thì càng được đánh giá cao. Ngoài ra, cách bạn giải quyết vấn đề, kết quả tốt thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn. Để xây dựng được một profile tốt đòi hỏi một quá trình, và càng chăm chút xây dựng profile mình từ sớm càng tốt.
Để qua được vòng phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị thật kỹ kiến thức chuyên ngành. Cụ thể kiến thức các công ty công nghệ lớn ở Silicon Valley hay hỏi là về cấu trúc dữ liệu, giải thuật. Hiện giờ cũng có nhiều sách để các bạn tham khảo, và một số trang web có bài tập mẫu cho các bạn luyện tập nên việc ôn luyện tốt là điều hoàn toàn có thể làm được.
Việc ôn luyện này cần khoảng thời gian từ 1-6 tháng (hoặc hơn), tùy vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên do công ty chỉ gọi phỏng vấn 1 ứng viên 1 lần trong năm, nên nếu được gọi phỏng vấn thì cố gắng chuẩn bị thật tốt và làm tốt nhất có thể.
Giữ gìn văn hoá Việt Nam trong cuộc sống
- Góc nhìn của anh về cộng đồng người Việt trẻ tại Mỹ hiện nay như thế nào?
Cộng đồng người Việt trẻ ở Mỹ theo như tôi thấy rất năng động, và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi có chơi thân với một nhóm bạn ngày xưa là những nghiên cứu sinh Tiến sĩ sang Mỹ du học. Chúng tôi vẫn nói chuyện và giúp đỡ nhau nhiều trong cuộc sống.
Ngoài ra, có rất nhiều những hội nhóm do những du học sinh lập ra để gắn kết nhau, theo từng vùng như Bay Area, Seattle, Santa Barbara, Boston... Những nhóm này đã và đang tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến chuyên môn, giúp đỡ nhau trong công việc, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, hoặc tổ chức các sự kiện đặc biệt hơn như lễ Tết.
Gia đình Đông Anh vẫn thường xuyên nấu món ăn Việt Nam. |
Gia đình tôi vẫn giữ nét truyền thống của người Việt. Hàng ngày gia đình tôi vẫn nấu các món ăn của Việt Nam. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, đôi khi gia đình tôi rủ bạn bè đến nấu ăn các món đặc trưng như phở, bún bò Huế, bún chả... để có dịp mọi người tụ tập nói chuyện. Vào những ngày lễ tết, gia đình cũng tổ chức nấu bánh chưng, đi chùa, xin câu đối, lấy chữ... Nói chung dù sống xa quê nên tôi và gia đình cố gắng gìn giữ văn hóa Việt Nam trong cuộc sống.
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
Google chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam với hình ảnh hoa sen Ngày từ sáng nay, 2/9, Google đã chúc mừng ngày Quốc khánh Việt Nam 2020 bằng Doodle đậm chất Việt Nam thông qua hình ảnh ... |
Apple phát triển công cụ tìm kiếm mới, sẵn sàng 'loại bỏ' Google trên iPhone Apple đang phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình, nhiều khả năng sẽ loại bỏ Google khỏi iPhone. |
Nguồn bài viết : FTG Game Bài 3d