Chuyên gia quốc tế chia sẻ 6 nguyên tắc tạo sự bình đẳng trong thể thao

2025-01-17 20:15:30
Phụ nữ Việt Nam thể hiện vai trò quan trọng trong hòa bình và phát triển
Phát huy vị trí của phụ nữ trong thể thao

Đây là hoạt động động trong chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 với chủ đề “Bình đẳng giới hôm nay vì một ngày mai bền vững” do Viện Pháp tại Hà Nội và UN Women Vietnam phối hợp tổ chức.

Các diễn giả tại buổi Tọa đàm “Vị trí của Phụ nữ trong thể thao” diễn ra vào tối ngày 28/3 tại Hội trường Viện Pháp tại Hà Nội - L'Espace. (Ảnh: Hạnh Trần)

Tại tọa đàm, cầu thủ Huỳnh Như, Đội trưởng Đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam đã chia sẻ về hành trình đến với thể thao chuyên nghiệp. Cô có niềm đam mê bóng đá khi còn rất nhỏ, khi ấy cô chơi bóng với các bạn nam và là con gái duy nhất trong đội bóng đó. Nhờ gia đình luôn ủng hộ, động viên theo đuổi đam mê, cô đã luôn quyết tâm và nỗ lực vươn lên.

Hiện nay, Huỳnh Như được biết đến là nữ cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam chơi ở vị trí tiền đạo. Với vị trí đội trưởng, cô đã cùng Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam tham dự Vòng Chung kết ASIAN CUP 2022 và gần đây nhất là thành tích lần đầu tiên giành vé tham dự FIFA WORLD CUP 2023 tại Australia.

Ý kiến của các diễn giả tại tọa đàm thống nhất rằng về tổng thể vai trò, vị thế của nữ giới được đảm bảo chế độ, chính sách ngang với nam giới; thậm chí nếu xét về thành tích, nữ giới còn có phần nổi trội hơn. Đến nay, hầu hết những thành tích cao nhất của thể thao Việt Nam là do các nữ vận động viên mang về. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khoảng cách giữa nam và nữ giới trong thể thao như sự quan tâm của dư luận, truyền thông dành cho các môn thể thao nam và nữ tham gia...

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến phát biểu tại tọa đàm.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến cho biết sự thành công của phái nữ trong thể thao là nhờ sự nỗ lực, ý chí vươn lên và khát khao chiến thắng. Bà cũng cho biết thể thao nữ Việt Nam về mặt bằng chung là thiệt thòi hơn và khẳng định họ cần sự công bằng, chứ không cần phải ưu ái về chính sách, về đối xử để họ cảm thấy yên tâm trong việc cống hiến, thực hiện đam mê nhưng cuộc sống vẫn phải đầy đủ.

“Chúng tôi đang tìm mọi cách để xóa khoảng cách này bằng chính sách đưa ra, bằng tất cả luật, nghị định, thông tư cũng như là các chính sách khác và để xã hội hóa thể thao cho tốt hơn.” Bà Lê Thị Hoàng Yến chia sẻ.

Bà Elisa Fernandez, trưởng đại diện UN Women Vietnam chỉ ra 6 nguyên tắc để tạo ra sự bình đẳng trong thể thao.

Bà Elisa Fernandez, trưởng đại diện UN Women Vietnam khẳng định tọa đàm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị, vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong thể thao, cũng như sự phát triển của thể thao. Tại đây, vị chuyên gia này cũng đã chỉ ra 6 nguyên tắc để tạo ra sự bình đẳng trong thể thao.

Thứ nhất, thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt là trong quản trị và quản lý thể thao. Khi người phụ nữ được nắm vị trí quản lý nhiều hơn thì phụ nữ sẽ thể hiện nhiều hơn hiệu suất và hiệu quả của mình.

Thứ hai, đấu tranh chống lại hành vi bạo lực đối với phụ nữ và đặc biệt hành vi quấy rối đối phụ nữ trong thể thao.

Thứ ba, tăng cường sự độc lập về kinh tế cho phụ nữ bởi vì hiện nay sự đối xử giữa phụ nữ và nam giới về lương, về lợi ích kinh tế, tài chính còn rất chênh lệch.

Thứ tư, chấm dứt hình ảnh định kiến về phụ nữ mang tính chất phân biệt giới đối với phụ nữ trong truyển thông. Đặc biệt là về trang phục phụ nữ trong thể thao khi thi đấu.

Thứ năm, trao thêm cơ hội cho trẻ em gái trong giáo dục về thể chất cũng như là các cơ hội thể thao.

Thứ sáu, nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn.

Hiện nay, với sự nỗ lực của các thể thao nữ, các vận động viên nữ với sự tập luyện chăm chỉ, dần dần chinh phục được những môn thể thao thành tích cao, và sự phân biệt đối xử dần dần có sự giảm bớt.

Biến đổi khí hậu và sự bình đẳng của phụ nữ
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng tin tưởng quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ ngày càng phát triển

Nguồn bài viết : TP Trực Tuyến

Top