Việt Nam thúc đẩy ngoại giao môi trường và ngoại giao khí hậu

2025-01-17 20:15:22
Nỗ lực thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu tiếp Đại sứ Nam Phi và Đại sứ Saudi Arabia

Từ ngày 3-7/10 tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra Tuần lễ Xây dựng Cầu nối (BBW) 2022 tập trung vào chủ đề huy động tài chính cho bảo tồn thiên nhiên và các mục tiêu khí hậu.

Xây dựng Cầu nối là diễn đàn thảo luận thường niên được các cơ quan chính phủ Thụy Sĩ, cộng đồng tài chính, Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế thành lập năm 2019 nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế toàn cầu phù hợp với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Việc thành lập diễn đàn này cho thấy sự thừa nhận rằng quy mô và mức độ phức tạp của tiến trình chuyển đổi này đòi hỏi phải “xây dựng cầu nối” giữa nhiều bên liên quan trong cộng đồng tài chính với các chính phủ và các tổ chức phát triển quốc tế.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại Phiên thảo luận chuyên đề ngày 6/10 (Ảnh: TTXVN).

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đã tham dự với tư cách diễn giả trình bày tại hai phiên họp trong BBW 2022, theo lời mời của Văn phòng Chương trình của Liên hợp quốc về Phát triển (UNDP) và Văn phòng Ngân hàng thế giới (WB) tại Geneva.

Việc Ban tổ chức các sự kiện này mời đại diện Việt Nam tham gia thảo luận cũng như việc Việt Nam triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này cho thấy Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng phát triển quốc tế về chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và chương trình nghị sự về môi trường và khí hậu, trong bối cảnh Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài với đa dạng sinh học cao, nhưng chịu nhiều tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Phiên thảo luận chuyên đề về “Bảo hiểm thiên nhiên để giảm thiểu rủi ro - Giải pháp chuyển giao rủi ro nhằm bảo vệ các rạn san hô” ngày 5/10 do Văn phòng UNDP tại Geneva chủ trì tổ chức.

Phiên này đã thảo luận về báo cáo mới được thực hiện theo sáng kiến của UNDP về Quỹ Bảo hiểm và Tài chính Rủi ro (IRFF) phối hợp với Liên minh Hành động Rủi ro Đại dương (ORRAA), trong đó tập trung vào một số nội dung như các vấn đề, cơ hội và thách thức trong việc bảo hiểm và chuyển giao rủi ro nhằm bảo vệ các rạn san hô, góp phần đạt được SDG 14-Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững.

Phiên thảo luận do Văn phòng WB tại Geneva chủ trì ngày 6/10 với chủ đề “Tài trợ cho thích ứng với khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.”

Phiên thảo luận này nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách, đánh giá các thách thức và cơ hội huy động nguồn tài trợ khu vực công và tư cũng như lợi ích của đầu tư vào lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai.

Phát biểu tại hai sự kiện này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đã giới thiệu chủ trương, chính sách của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, phục hồi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô trải khắp các vùng biển của Việt Nam. Việt Nam đã cam kết đạt được trung hòa carbon (net-zero) vào năm 2050 – được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng tháng 11/2021.

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam đặt ưu tiên vào thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn và tài chính xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Để giải quyết các tác động của suy thoái rạn san hô đối với sinh kế của người dân ven biển và hơn thế nữa để đạt được SDG 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên ở đó, Việt Nam đã và đang thực hiện Chương trình Quốc gia về phát triển bền vững do Chính phủ thông qua năm 2017 và Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Hội nghị Trung ương 8 khóa XII ban hành năm 2018. Việc thiếu nguồn tài chính là một trong những rào cản cốt yếu nhất đối với việc thực hiện các SDG, bao gồm các tiêu chí liên quan đến bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại Phiên thảo luận chuyên đề về “Bảo hiểm thiên nhiên để giảm thiểu rủi ro - Giải pháp chuyển giao rủi ro nhằm bảo vệ các rạn san hô”, ngày 5/10 (Ảnh: TTXVN).

Nhân dịp này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ cảm ơn WB và UNDP đã hỗ trợ to lớn, tư vấn chính sách cho Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình nghị sự về môi trường và khí hậu, cũng như về hợp tác phát triển nói chung.

Gần đây nhất, Việt Nam đã được UNDP lựa chọn là một trong 10 nước đầu tiên ở châu Á (đồng thời là một trong 22 nước đầu tiên trên thế giới) tham gia Sáng kiến mới của Quỹ IRFF của UNDP.

Văn phòng UNDP tại Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Phòng, chống thiên tai Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số thành phố ở Việt Nam trong việc xây dựng sản phẩm bảo hiểm rủi ro khí hậu cho các thành phố, tập trung vào tài sản công và các cơ chế tài trợ cho việc giảm thiểu rủi ro, ứng phó, phục hồi và tái thiết sau các trận thiên tai lớn ở Việt Nam.

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác về năng lượng mới và ứng phó biến đổi khí hậu
Thúc đẩy giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đức

Nguồn bài viết : V8 Game Bài 3d

Top