Dấu ấn Việt trên đồng lúa Campuchia: đổi mới canh tác, nâng cao năng suất

2025-01-17 20:15:19
Những mùa xuân của lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam
Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam

Tăng vụ, tăng năng suất

Nhìn những bông lúa vàng ươm, trĩu hạt, năng suất cao, ông Hun Sarum, ở huyện Kaoh Andaet, tỉnh Tà Keo không giấu nổi niềm vui. Gia đình ông Hun Sarum là một trong những hộ thí điểm Chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Campuchia" do Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền của Việt Nam triển khai.

Với diện tích 1ha, trồng giống lúa OM 5451 sản xuất trong vụ mùa mưa, năng suất lúa của gia đình ông Hun Sarum đạt 6 tấn/ha, tăng hơn 900kg/ha, cho lợi nhuận đạt 1.533 USD/ha. Mức lợi nhuận này tăng 543 USD/ha so với ruộng đối chứng.

Theo ông Hun Sarum, đây là lần đầu tiên được Việt Nam triển khai chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu giúp gia đình ông tiếp cận nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác lúa. Từ đó giúp việc canh tác lúa của gia đình ông giảm chi phí như: giảm lượng giống gieo sạ từ 230-250 kg/ha xuống còn 100kg/ha nhờ vào ứng dụng sạ cụm, bên cạnh đó còn giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoảng 30% so với trước đây.

Chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Campuchia” được triển khai thực hiện trong 2 vụ mùa mưa và mùa khô 2023 tại nhiều tỉnh canh tác lúa trọng điểm như Battambang, Pursat, Bantea Meanchey, Tà Keo, Prey Veng…

Ông Hun Sarum, ở huyện Kaoh Andaet, tỉnh Tà Keo khoe bông lúa trĩu hạt của gia đình mình. Ảnh: Hoàng Vũ

Kết quả mô hình tại tỉnh Preyveng, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, tăng 1 tấn/ha và lợi nhuận đạt 1.322USD/ha tăng 330 USD/ha so với ruộng đối chứng. Tại Tà Keo, năng suất đạt 6 tấn/ha, tăng 900kg/ha, lợi nhuận đạt 1.533 USD/ha, tăng 543USD/ha so với ruộng đối chứng.

Song song với việc triển khai thực hiện mô hình, chương trình đã tổ chức các buổi thăm đồng để tư vấn kỹ thuật ở đầu vụ và giữa vụ kết hợp thực hiện các video để hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa cho bà con nông dân. Đồng thời thực hiện hội thảo tổng kết với hơn 200 lượt đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp và 400 lượt nông dân tại các tỉnh.

Các nhà khoa học của Việt Nam như GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, TS. Hồ Văn Chiến cùng với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật khác đã đồng hành chia sẻ về kỹ thuật canh tác lúa thông minh nhằm giúp trang bị thêm kiến thức để bà con nông dân Campuchia ứng dụng vào canh tác lúa ngày càng tốt hơn, từ đó giúp nông dân gia tăng năng suất.

Nhờ ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, cũng như quy trình canh tác lúa thông minh phù hợp với điều kiện canh tác tại Campuchia, các mô hình đã tăng thêm năng suất bình quân trên 1 tấn/ha và tăng lợi nhuận khoảng 500 USD (tương đương 24 triệu đồng/ha).

Ngoài hiệu quả kinh tế, Chương trình còn tạo hiệu ứng xã hội. Các hoạt động truyền thông, hội thảo, tập huấn, thăm đồng đã giúp chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ canh tác của bà con nông dân.

Để chuẩn bị cho vụ mùa trong mùa mưa 2024, đoàn lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tà Keo đã sang thăm, kết hợp tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn đã đến làm việc và tham quan các mô hình sản xuất lúa tại Viện Lúa ĐBSCL ở TP Cần Thơ. Tại Hậu Giang, đoàn tham quan ruộng trình diễn quy trình canh tác lúa thông minh giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tại xã Vị Bình và xã Vị Trung, huyện Vị Thủy....

Đoàn Campuchia sang học hỏi sản xuất nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Hoàng Vũ

Giúp Campuchia trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo trên thế giới

Campuchia hiện là quốc gia nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam. Riêng thị trường này đã chiếm 30,8% trong tổng khối lượng và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 318.716 tấn, tương đương 132,51 triệu USD. Trong tháng 7/2024, xuất khẩu sang thị trường Campuchia đạt 68.698 tấn, tương đương 30,28 triệu USD, giá trung bình 440,7 USD/tấn.

Tại Campuchia, các công ty đã thực hiện các chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hợp lý cho bà con nông dân Campuchia thông qua các hoạt động hội thảo, trình diễn, hội nghị đầu bờ... Qua đó, giúp đã nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác của nhà nông Campuchia, góp phần tăng năng suất cây trồng. Cụ thể, đối với cây lúa, chuyển từ trồng lúa 1 vụ lên 2-3 vụ/năm, năng suất tăng lên.

Chính phủ Campuchia đang đặt mục tiêu trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, đồng thời góp phần vào những nỗ lực rộng lớn hơn để trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050. Phân bón chất lượng cao của Việt Nam được nông dân Campuchia ưa chuộng, sử dụng đại trà trên đồng ruộng; và đây cũng là một trong những yếu tố giúp Campuchia trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo trên thế giới.

Nâng tầm hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Campuchia

Tại cuộc gặp gỡ song phương giữa Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và ông Yang Saingkoma, Quốc vụ khanh Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia tháng 12/2023, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan mong muốn, sự hợp tác trong ngành hàng lúa gạo nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung giữa Việt Nam – Campuchia sẽ được nâng tầm, làm sâu sắc hơn bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp mà hai bộ đã ký kết với nhau.

TP Hồ Chí Minh: Ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Bình Chánh
Thành phố Hồ Chí Minh: thắt chặt tình hữu nghị với sinh viên Lào và Campuchia bằng giao lưu văn hóa

Nguồn bài viết : Tin tức Ngoại hạng Anh

Top