10 lưu học sinh tỉnh Xayabury (Lào) sang học tập ở Đại học Y Dược Thái Bình |
Đề xuất mức chi kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam |
Đây là phát biểu của ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tại buổi thăm và làm việc tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 vào ngày 18/10.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 vừa tiếp nhận 31 lưu học sinh Lào đến từ 6 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay, Viêng Chăn, Sa vẳn na khẹt và Khăm Muộn.
Tiết học tiếng Việt của các lưu học sinh Lào. (Ảnh: Báo Nghệ An) |
Tại buổi làm việc, ông Hồ Quốc Việt, Hiệu trưởng nhà trường đã báo cáo về 3 tuần học đầu tiên của các lưu học sinh Lào. Theo đó, dù thời gian chưa dài nhưng đến nay các em đã ổn định việc học tập, sinh hoạt và hòa đồng với các học sinh khác đang học tại trường. Hiện các em đang học tiếng Việt với giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An với thời lượng 8 tiết/ngày. Ngoài ra, các em còn tham gia nhiều môn năng khiếu như võ thuật, bơi lội, các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các lưu học sinh, ông Thái Văn Thành đề nghị trong quá trình dạy học, nếu gặp khó khăn nhà trường cần sớm báo cáo với sở để có phương án hỗ trợ kịp thời.
Ông tin tưởng với chất lượng đào tạo đã được khẳng định, đội ngũ giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh, trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm; tạo mọi điều kiện có thể để các em yên tâm sinh hoạt và học tập.
Hơn 10 năm qua, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận, đào tạo hơn 2.322 học sinh, sinh viên của nước bạn Lào. Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên tỉnh Nghệ An tổ chức đào tạo lưu học sinh Lào học cấp THPT. Sau khi trải qua giai đoạn học dự bị Tiếng Việt 1 năm, các em sẽ tiếp tục học chương trình giáo dục cấp THPT của Việt Nam và chương trình tăng cường theo chuẩn quốc tế trong 3 năm.
Chương trình giáo dục cấp THPT của Việt Nam về cơ bản tương đồng với chương trình giáo dục cấp THPT của Lào về khung chương trình và thời lượng dạy học, tuy nhiên đã được tích hợp thêm nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Sau khi hoàn thành khóa học, các em sẽ vững vàng để tiếp tục học lên bậc học cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Bố mẹ Việt giao "tay hòm chìa khóa" cho con Lào |
Thắt chặt sợi dây gắn kết tình hữu nghị Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia |
Nguồn bài viết : Về nhiều (MB)