Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.
Về tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất (tuổi nghỉ hưu) với sỹ quan theo bậc quân hàm, Luật vừa được thông qua quy định tăng từ 1 đến 5 tuổi so với luật hiện hành.
Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi.
Khi quân đội có nhu cầu, sỹ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 15-Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sỹ quan) quy định, cấp quân hàm Đại tướng có số lượng không quá 3, gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân số lượng không quá 14, gồm: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Hải quân (không quá 6 người); Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, không quá 3).
Ngoài ra, còn có Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng. Các chức vụ, chức danh mang cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân, có số lượng không quá 398 người.
Sĩ quan Quân đội Nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng; sỹ quan Quân đội Nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sỹ quan Quân đội Nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng.
Sỹ quan Quân đội Nhân dân biệt phái có chức vụ, chức danh cao hơn quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng quân hàm cấp Tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
Chính phủ quy định vị trí có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sỹ quan là cấp Tướng của đơn vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại, bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhưng không vượt quá số lượng tối đa vị trí cấp Tướng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sỹ quan là cấp Tá, cấp Úy do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Tuổi của sỹ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác, trường hợp không còn đủ 3 năm công tác khi có yêu cầu do Chủ tịch nước quyết định.
Sỹ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc, được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản này để xét thăng quân hàm sỹ quan cấp Tướng vượt bậc.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản này để xét thăng quân hàm sỹ quan cấp Tá, cấp Úy vượt bậc./.
Sáng 23/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Nguồn bài viết : SBO Thể Thao