Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Khó khăn nhất là sắp xếp số cán bộ dôi dư

2025-01-18 21:31:04

Sắp xếp bộ máy phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ

Giải trình trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 chiều 30/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp bộ máy, hệ thống chính trị, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 37 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 653 ngày 12/3/2019. Hai ngày sau, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32 ngày 14/5/2019 quy định một số nội dung, kế hoạch về sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã. Ngày 16/5/2019, Bộ Nội vụ ban hành văn bản số 1.211 để hướng dẫn mẫu hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thực hiện chủ trương này, đã có 4 Nghị quyết của Trung ương và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ đến nay, cơ bản các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là đã đầy đủ.  

Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình làm rõ ý kiến của Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Mục tiêu của sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là nhằm tổ chức hợp lý lại các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Việc sắp xếp đơn vị hành chính và bộ máy của hệ thống chính trị là tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách tiền lương mới vào năm 2021.  

Quan điểm của việc sắp xếp là phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thực hiện từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có trọng tâm, trọng điểm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Những nơi thuận lợi làm trước, và không phải sắp xếp bằng mọi giá các đơn vị hành chính mà không đảm bảo yếu tố thuận lợi.

Năm 2019 là năm vừa rà soát các quy định pháp luật có liên quan, vừa thực hiện cơ bản việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo tiêu chí của Nghị quyết mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Ngoài ra, Nghị quyết cũng khuyến khích các địa phương tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính khác chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định và đến năm 2021 sẽ tiến hành tổng kết việc sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 và xây dựng kế hoạch, lộ trình để tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn đến năm 2020 và 2030.

Để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, tọa đàm triển khai. Lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020. Tuy nhiên, để sớm ổn định cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã tổ chức Đại hội Đảng các cấp vào năm 2020, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch để sắp xếp cơ bản hoàn thành trong năm 2019.  

Mới sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 631 cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, qua rà soát số liệu báo cáo của các địa phương, đợt này chỉ sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 631 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về diện tích và quy mô dân số.  

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, qua xem xét phương án tổng thể chung của các địa phương đã gửi về Bộ Nội vụ cho thấy các tỉnh đã ráo riết chỉ đạo khẩn trương để lập các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trong đó, ngoài việc sắp xếp theo diện cần phải sắp xếp đợt này, nhiều tỉnh khuyến khích việc sắp xếp thêm các đơn vị ngoài quy định. Ví dụ, tỉnh Hòa Bình có 24 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh có thêm 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích. Nhiều địa phương đã tiến hành sắp xếp cả 3 đơn vị cấp xã thành một đơn vị cấp xã như Hà Tĩnh, Thái Bình... Sau khi sắp xếp, số đơn vị hành chính của Cao Bằng đã giảm 3/13 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4/199 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Hòa Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 59 đơn vị hành chính cấp xã. Hà Tĩnh giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã và Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã.

Quang cảnh phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 30/5/2019. Ảnh: TTXVN

Đây là những đơn vị, địa phương có nhiều đơn vị sắp xếp mà đề án cơ bản đến nay chuẩn bị tốt. Đề ra giải pháp trong việc sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết Bộ thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành trung ương như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê và các địa phương rà soát, xây dựng các phương án cụ thể nhằm giúp các địa phương tổ chức tốt đề án.  

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Đến nay, theo phản ánh của các địa phương, vấn đề khó khan, vướng mắc nhất trong việc sắp xếp và tổ chức các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là dôi dư số lượng lớn cán bộ, công chức; nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã đề ra một số các giải pháp để giải quyết việc cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp. Tuy nhiên, các giải pháp này cũng chưa thật sự hấp dẫn để giải quyết chế độ. Do đó, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để ban hành một số chính sách giải quyết theo nhu cầu thực tiễn của địa phương đã được sắp xếp.  

Mặt khác, để đảm bảo cho việc sắp xếp đồng bộ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sắp tới Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, MTTQ cần có hướng dẫn trong việc tổ chức sắp xếp các đơn vị tương ứng cho phù hợp với đề án sắp xếp chung cấp huyện và cấp xã.

Sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, để thực hiện Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 6, khoá XII, Nghị quyết 56 của Quốc hội và Kết luận số 34 của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ  đã tham mưu cho Chính phủ ban hành hai Nghị định mới thay thế nghị định 24 và 37.  

Khi sắp xếp thực hiện theo nguyên tắc, Chính phủ chỉ quy định khung cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó số lượng cơ quan chuyên môn sau khi sắp xếp không được nhiều hơn số lượng hiện có. Lần sắp xếp này chia theo nhóm, gồm: Số cơ quan thống nhất quản lý chung trong cả nước. Nhóm hai gồm nhóm tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp. Nhóm 3 là nhóm thực hiện thí điểm theo tinh thần Nghị quyết 158 của Quốc hội và Kết luận 34 của Bộ Chính trị. Nhóm thứ 4 là nhóm đặc thù.

Về quy định khung biên chế tối thiếu và số lượng cấp phó tối đa để thành lập các tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thì giao cho HĐND tỉnh quyết định. Lần này cũng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương theo Nghị quyết 18 và Kết luận 34.

Đây là vấn đề mới, phức tạp, trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện thời gian tới, được xã hội rất quan tâm. Do đó, lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.  

Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5. Đến nay, đã có 4 tỉnh thí điểm sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh gồm Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, giảm được 5 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đối với cấp huyện, đã có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thí điểm sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp huyện, đã giảm được 185 phòng chuyên môn.
Đại biểu Quốc hội lo ngại về dịch tả lợn châu Phi

Mặc dù Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhưng dịch tả lợn châu Phi vẫn đang lan rộng và ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất, kinh doanh của người chăn nuôi và doanh nghiệp.

Nguồn bài viết : Loto

Top