Công bố 8 điều người làm báo không được làm khi tham gia mạng xã hội

2025-01-18 19:56:05
Quang cảnh Họp báo. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhấn mạnh: Việc ban hành Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở các cấp căn cứ để xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn, bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu này, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, Đảng đoàn, Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai các quy định của Quy tắc tới từng nhà báo - hội viên, người làm báo trong cả nước; đồng thời tích cực đăng tải, phát sóng tuyên truyền các nội dung của Quy tắc tới công chúng và bạn đọc một cách nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả.

Bộ quy tắc gồm 3 Chương và 7 Điều có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Trong đó, Bộ quy tắc quy định cụ thể 4 việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội và 8 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội.

Quy tắc quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các tổ chức cá nhân khi triển khai thực hiện, đồng thời quy định trách nhiệm của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp trong việc xem xét khen thưởng đối với những trường hợp thực hiện nghiêm các nội dung của Quy tắc, kỷ luật đối với người làm báo vi phạm các quy định của Quy tắc này.

Ngoài việc quy định cụ thể những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội, những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội, Quy tắc cũng quy định rõ ràng, chi tiết trách nhiệm của các tổ chức cá nhân khi triển khai thực hiện Quy tắc, trách nhiệm của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp trong việc xem xét khen thưởng đối với những trường hợp thực hiện nghiêm các nội dung của Quy tắc, kỷ luật theo từng mức độ đối với người làm báo vi phạm các quy định của Quy tắc này.

Mỹ Bình (TTXVN)
Đạo đức người làm báo nhìn từ câu chuyện tống tiền doanh nghiệp 70.000 USD

Thời gian gần đây, một số vụ việc cho thấy có đối tượng lấy danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, nhận hối lộ. Những vụ việc này đã bị phát hiện, đưa ra ánh sáng; đối tượng vi phạm đã bị bắt, khởi tố, thậm chí lãnh án tù - cái giá họ phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật.

Nguồn bài viết : Sòng bạc trực tuyến

Top