Biến đổi khí hậu: Thừa Thiên - Huế đối phó với hạn mặn

2025-01-20 20:11:12

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguồn nước trên các sông, hồ đều thấp hơn trung bình hàng năm. Đặc biệt, tại đập ngăn mặn Cửa Lác, mực nước thấp hơn cùng kỳ các năm trước từ 0,4 đến 0,6 m.

Vì vậy, các sông hồ nội đồng dẫn nước ở thượng lưu đập Cửa Lác cạn kiệt, tắc nguồn một số trạm bơm đã ngừng hoạt động như: Điền Hòa, Tây Hưng 2 và một số trạm bơm lẻ khác.

Ngoài các diện tích không chủ động được nguồn nước ở vùng cát ven biển, vùng gò đồi, vùng cuối kênh, các địa phương đã chủ động chuyển đổi cây trồng hoặc không sản xuất. Đến thời điểm này, có 1.240 ha/25.817 ha lúa Hè Thu năm 2019 thiếu nước tưới, nhiều diện tích trong số đó khô cháy.

Để chủ động đối phó với tình hình hạn hán, giảm bớt thiệt hại cho sản xuất, huyện Phong Điền đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành nạo vét vệ sinh kênh mương, sửa chữa những chỗ hư hỏng để chống rò rỉ thất thoát nước; bố trí đủ cán bộ để điều tiết phân phối nước hợp lý, điều chỉnh biện pháp tưới cho phù hợp. Các địa phương chủ động huy động nhân lực, vật tư, máy bơm để bơm chuyền nước theo bậc thang từ thấp lên cao, đến các diện tích bị thiếu nguồn nước.

UBND huyện Quảng Điền đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp chủ động, phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên - Huế vận hành trạm bơm tưới, tu bổ tuyến kênh mương, hồ chứa nhằm sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và tránh lãng phí; thường xuyên kiểm tra các cống trên đê ngăn mặn, đóng kín cống để chống mất nước; có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng xâm nhập mặn vào nội đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, tỉnh đang chủ động thực hiện các biện pháp đối phó với hạn, mặn xâm nhập. Tỉnh yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, bám cơ sở, triển khai nhiều biện pháp đảm bảo tối đa nguồn nước tưới cho vụ Hè Thu năm 2019; hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu các đơn vị tăng cường phối hợp, thực hiện giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn cũng như tăng cường thực hiện việc nạo vét, khơi thông, vớt bèo để thông thoáng dòng chảy các sông, hồ, kênh mương nội đồng để tích trữ nước. Đối với diện tích hoa màu bị hạn nhưng có thể "cứu" được thì chính quyền địa phương phải sử dụng toàn bộ lực lượng, nỗ lực hết mình để cứu.

Tỉnh yêu cầu các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện việc vận hành phát điện hợp lý và điều tiết, cấp nước cho hạ du trong mùa khô 2019 theo quy trình vận hành liên hồ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2482/QĐ-TTg và kế hoạch số 156/SNNPTNT-TL của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ động điều chỉnh kế hoạch điều tiết trong trường hợp lưu lượng nước về hồ giảm và nắng nóng kéo dài.

Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế được giao đảm bảo ưu tiên cấp điện ổn định cho vận hành các hồ chứa, trạm bơm phục vụ phòng, chống hạn kịp thời. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên - Huế chủ động phối hợp với các địa phương tập trung thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; xác định cụ thể từng vùng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý...

Quốc Việt (TTXVN)
Cảnh báo hạn mặn trong sản xuất vụ Đông Xuân

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019 vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1.573.100 ha, phấn đấu năng suất đạt xấp xỉ 7 tấn/ha, sản lượng gần 11 triệu tấn.

Nguồn bài viết : Trang casino quốc tế

Top