Mối tình của công chúa Việt Nam và thương nhân Nhật Bản: Sợi dây gắn kết giữa hai đất nước |
Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa |
Nhân lên những “ước mơ”
Dù chỉ học mỗi tuần một buổi, nhưng lớp học Ước mơ thuộc Dự án Phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội và ý thức tự chủ của trẻ khuyết tật nhiễm và nghi nhiễm chất độc màu da cam do GS Michio Umegaki (Trường ĐH Keio, Nhật Bản) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định và Hội Chữ thập đỏ huyện Phù Cát tổ chức từ tháng 9/2012 đến nay, đã thắp lên nhiều niềm hy vọng, nụ cười.
Các em học sinh của lớp học Ước mơ 1 tại Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh (Phù Cát) tô tranh cùng cô giáo trong buổi học ngày Chủ nhật 13/8/2023. (Ảnh: K.Anh) |
Hiện có khoảng 90 người khuyết tật (nhỏ nhất 7 tuổi, lớn nhất 40 tuổi) nghi phơi nhiễm da cam đang tham gia lớp học Ước mơ tại 4 trường tiểu học ở các xã Cát Trinh, Cát Thành, Cát Minh, Cát Hanh (huyện Phù Cát).
Ông Huỳnh Văn Phụng - người kết nối GS Michio Umegaki với lớp học Ước mơ 1 (lớp học đầu tiên của dự án), tâm sự: “Từ tấm lòng cao quý của GS Michio Umegaki, dự án ban đầu chỉ triển khai trong 2 năm, nhưng nay không những vẫn tiếp tục mà còn được nhân rộng. Lớp học như chiếc ôm yêu thương kéo các cháu đến gần với cuộc sống bình thường”.
8 giờ một sáng chủ nhật giữa tháng 8/2023, lớp học tại Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh vang lên tiếng ê a, cười nói ngọng nghịu xen lẫn những lời động viên nhẹ nhàng của cô giáo. Vốn bị câm điếc bẩm sinh, em Nguyễn Thị Ánh Tuyết (13 tuổi) lại rất cởi mở, khoe bức tranh mà em vừa hoàn thành, rồi ngọng nghịu diễn tả về bức tranh đầy hân hoan. Khi tôi dùng khẩu hình miệng hỏi, đi học có thích không? Ngay lập tức Tuyết nheo mắt mỉm cười, gật đầu liên tục rồi thốt lên 2 từ “chí chắm” (thích lắm - PV) một cách khó nhọc nhưng đong đầy niềm vui.
Trong khi đó, chị Hồ Thị Hồng Hạnh đang hướng dẫn cô con gái 12 tuổi của mình cách cầm màu để tô tranh, chia sẻ: “Từ ngày tham gia học lớp này, cháu vui vẻ, tâm tính dịu đi, lại còn biết phân biệt màu sắc nào tô chỗ nào và luôn đếm ngày để chờ được đến lớp cuối tuần. Gia đình tôi rất phấn khởi…”.
Ông Hà Văn Cát, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, đánh giá những tiến bộ về giao tiếp, ứng xử của trẻ khuyết tật đã cho thấy hiệu quả tích cực của các lớp học Ước mơ, nên chương trình này tại huyện Phù Cát được
GS Michio Umegaki cam kết tiếp tục hỗ trợ triển khai giai đoạn 4 với mức hỗ trợ 320 triệu đồng, bắt đầu từ tháng 9/2023 - 8/2025.
Thêm những nhịp cầu
Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (Trường ĐH Quy Nhơn) thành lập năm 2018. Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, từ cuối năm 2022 đến nay, Trung tâm mới tổ chức nhiều hơn các hoạt động cho sinh viên; xây dựng, tổ chức lại việc học tiếng Nhật; liên hệ với một số công ty tư vấn thực tập sinh, du học, xuất khẩu lao động để tái khởi động chương trình liên kết, đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật.
Trung tâm đã tham gia hỗ trợ các sự kiện Gặp gỡ Bình Định - Nhật Bản năm 2023 tại TP Quy Nhơn. Bên cạnh đó, còn đón tiếp, làm việc với đoàn công tác Hội hữu nghị Việt - Nhật tại TP Sakai; tham gia tư vấn dịch thuật trong buổi gặp gỡ, giao lưu với đoàn TP Izumisano.
Trong khuôn khổ sự kiện Gặp gỡ Bình Định - Nhật Bản năm 2023, Công ty TNHH MTV HR PISICO ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo chương trình thực tập sinh kỹ năng với Nghiệp đoàn TMJ KyouDou Kumiai. (Ảnh: Tiến Sỹ) |
TS Võ Minh Hải, Giám đốc Trung tâm, cho biết thêm: “Chúng tôi đang tham mưu cho nhà trường và các đơn vị liên quan triển khai các chương trình, hoạt động nhằm đưa Trung tâm trở thành đơn vị trung gian kết nối với các DN Nhật Bản, hỗ trợ các nhà nghiên cứu
Việt Nam tiếp cận với những nhà nghiên cứu, dự án, quỹ hỗ trợ của Nhật Bản để cùng hợp tác nghiên cứu các phương diện liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ trong mối quan hệ giao lưu 2 nước, đặc biệt là giao lưu Nhật Bản - Bình Định”.
Giữa tháng 8/2023, Trường ĐH Quy Nhơn tiếp nhận cô Isima Junko - Tình nguyện viên thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến làm việc và hỗ trợ giảng dạy. Cô Isima Junko cho biết năm 2018 đã dạy tiếng Nhật cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn). Lần này quay trở lại phố biển, cô sẽ dành khoảng một tháng học tiếng Việt, sau đó sẽ giảng dạy tiếng Nhật trong 2 năm cho sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học (thuộc ngành Đông Phương học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Quy Nhơn), đồng thời tham gia các hoạt động của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản.
Chị Đỗ Thị Thu Trang (36 tuổi, đang làm việc tại Nhóm Môi trường và phát triển bền vững thuộc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành) có thời gian sống và làm việc tại Nhật trong 11 năm. Khi ở tỉnh Okayama, chị là Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại tỉnh; đến khi chuyển sang sống tại tỉnh Ibaraki, chị là một trong những thành viên tập hợp nên cộng đồng người Việt ở đây.
Hơn 1 năm sống và làm việc tại TP Quy Nhơn, chị Trang đã tổ chức nhiều hoạt động như: Thành lập CLB tiếng Nhật ở Quy Nhơn, dạy tiếng Nhật cho khoảng 50 trẻ 5 - 12 tuổi; tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu và hướng dẫn gấp origami - một nét văn hóa mang đậm bản sắc Nhật Bản cho các bạn nhỏ…
“Có mặt tại buổi gấp origami lần thứ 2 do tôi và một số phụ huynh phối hợp tổ chức cuối tháng 6/2023 tại TP Quy Nhơn, ông Akasaka Hideki, nhân viên phái cử của TP Izumisano, rất ngạc nhiên và mong muốn nhân rộng hoạt động này cùng một số nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhật Bản để không chỉ trẻ em mà người lớn cũng yêu thích và hiểu rõ hơn về đất nước mặt trời mọc”, chị Trang kể.
Gắn kết Bình Định - Izumisano Từ tháng 10/2019, UBND tỉnh Bình Định và chính quyền TP Izumisano (phủ Osaka, Nhật Bản) ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác. Đầu tháng 6/2023, đoàn công tác của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn dẫn đầu đã đi thăm và làm việc tại TP Izumisano, hướng đến hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Sau đó, đoàn 16 giáo viên, học sinh và đoàn 4 VĐV của TP Izumisano sang Bình Định giao lưu từ ngày 31/7 - 4/8/2023. Lần đầu tiên được dự Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Bình Định lần thứ VIII năm 2023, 4 VĐV môn võ Shorinji Kempo là sinh viên ĐH Khoa học Thể thao Nippon (TP Izumisano) có trải nghiệm khó quên, nhất là khi giao lưu cùng các đoàn tại chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước), biểu diễn Shorinji Kempo được nhiều người vỗ tay tán thưởng; đặc biệt, rất ấn tượng khi xem các tiết mục võ cổ truyền Bình Định. “Tiếc là thời gian ở Bình Định ngắn ngủi. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm các hoạt động giao lưu, tìm hiểu nhiều hơn về đặc sắc của các môn phái võ thuật ở Bình Định...”, VĐV Soshin Mitani chia sẻ. |
Văn hóa nghệ thuật dân gian kết nối nhân dân Hội An - Nhật Bản |
Nhiều “mô hình Việt Nam” đậm tình Nhật Bản |
Nguồn bài viết : Las Vegas trực tuyến