Di cư ảnh hưởng lớn đến nơi xuất cư lẫn nơi nhập cư

2025-01-17 20:15:26
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương đạt 7,5 triệu đồng/tháng
Người nhập cư có thể nhanh chóng trở thành công dân Mỹ nếu nhập ngũ

Khó khăn khi hòa nhập

Năm 2022, tại Hàn Quốc, tỷ lệ các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt chiếm hơn 1/3. (Trích dẫn bài tham luận "Chương trình giảng dạy tiếng Hàn cho thanh niên nhập cư tại gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc: cụ thể trong gia đình đa văn hóa Việt - Hàn" của Ha Jin I và Nindya Dhaneswara (Trường đại học Chonnam).

Nghiên cứu của ThS. Ha Jin I (Trường đại học Chonnam) về khả năng hòa nhập với xã hội nước sở tại của thanh thiếu niên Việt Nam (độ tuổi 12-18) cho thấy: học tiếng Hàn là mối quan tâm lớn nhất. Diễn giả cho biết, các đối tượng tham gia nghiên cứu đều thuộc gia đình đa văn hoá nhưng được sinh ra bởi cha mẹ là người Việt. Hiện nay, vốn tiếng Hàn của họ gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày lẫn việc học.

"Mối quan tâm lớn nhất của đối tượng thanh thiếu niên dưới 17 tuổi, thuộc gia đình đa văn hoá ở Hàn Quốc là học tiếng Hàn, chiếm 40%. Tỉ lệ này ở thanh niên trên 18 tuổi là 32,1%", ThS. Ha Jin I nói.

Ngày 24/10 tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Di cư quốc tế và hội nhập xã hội: Hòa nhập và phát triển bao trùm". Với 4 phiên thảo luận (Di cư và Giới; Di cư và Chăm sóc sức khoẻ; Di cư và Bảo trợ xã hội; Vấn đề khác liên quan đến di cư), hội thảo đã mang đến hơn 15 tham luận về thực trạng di cư đang diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc..

Nhiều chương trình được triển khai để hỗ trợ việc học tiếng Hàn cho người nước ngoài trong gia đình đa văn hoá, dựa theo Đạo luật Hỗ trợ gia đình văn hoá của Chính phủ Hàn Quốc. Một số chương trình tiêu biểu bao gồm: lớp tiếng Hàn tại các Trung tâm hỗ trợ gia đình văn hoá, trường Cầu Vồng, trường Dự bị đa văn hoá,..

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ThS. Ha Jin I, giáo trình dạy cho đối tượng là con cái của các gia đình đa văn hoá còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá trình độ chưa được cụ thể hóa.

"Giai đoạn đầu khi nhập cư vào Hàn Quốc, con cái của gia đình đa văn hoá không có hỗ trợ về thông tin giúp cho việc lựa chọn trường học hay chương trình dạy tiếng Hàn phù hợp", Ha Jin I nhận định.

Khó khăn khi hòa nhập xã hội của người di cư hồi hương, nhất là với phụ nữ, cũng được thảo luận tại hội thảo.

"Ba khó khăn chính của lao động nữ di cư hồi hương ở Việt Nam bao gồm vấn đề pháp lý, cơ hội việc làm và các quan hệ trong gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra những khó khăn chủ quan như: tâm lý so sánh về điều kiện vật chất và tinh thần ở nước ngoài tốt hơn so với ở Việt Nam..", Tiến sĩ Trương Thuý Hằng (Chuyên ngành Xã hội học, Học viện Phụ nữ Việt Nam) phát biểu.

Kết nối thông qua phát triển mạng lưới

Ban Chủ tọa của Hội thảo (Ảnh: BTC cung cấp).

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả GS.TS. Đặng Nguyên Anh (Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và TS. Nghiêm Thị Thuỷ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), cộng đồng người di cư quốc tế ngày càng trở nên đa dạng như di cư với mục đích lao động, di cư do hôn nhân, di cư hưu trí,.. Những thay đổi khó lường trước của nước sở tại và trên toàn cầu cũng gây khó khăn cho việc thiết lập mạng lưới người di cư.

Do đó, bên cạnh việc trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin, người di cư cần trau dồi các kỹ năng xã hội để tặng cường sự linh hoạt và tính chủ động. Đối tượng này cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, cơ sở địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội trong giai đoạn trước, trong và sau khi di cư.

Đồng tình với ý kiến trên, nhiều ý kiến đề xuất thúc đẩy sự phát triển bao trùm bằng các mạng lưới cho người di cư tại nơi xuất cư và nhập cư. Đặc biệt, mạng lưới sẽ mang đến cho người di cư những lợi ích có tính bền vững.

Các đại biểu của trường đại học Chonnam (Hàn Quốc) tham dự Hội thảo (Ảnh: BTC cung cấp).

"Những rào cản như ngôn ngữ, hay bị hạn chế về quyền lợi hợp pháp, khiến cho người di cư hưu trí dễ bị tổn thương ngay cả khi có lợi thế về kinh tế. Cộng đồng xuyên quốc gia là một chỗ dựa xã hội quan trọng." đại diện nhóm tác giả đến từ trường Đại học Thammasat (Thái Lan) cho biết.

Kế hoạch giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu
Hội đồng Anh tổ chức cuộc thi về di cư và phòng, chống mua bán người

Nguồn bài viết : EVO Trực Tuyến

Top