Lana Condor: Nữ diễn viên gốc Việt lần đầu trở về quê hương với cựu phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama |
Bác sĩ gốc Việt làm Giám đốc Trung tâm Y tế của Đại học Harvard |
Giáo sư gốc Việt-Nguyễn Văn Tuấn tại Viện nghiên cứu y khoa Garvani. |
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn quê ở Kiên Giang. Ông được Đại học New South Wales (Australia) trao học vị tiến sĩ cao nhất vì những đóng góp xuất sắc cho chuyên ngành loãng xương thế giới. Các công trình của ông góp phần đánh giá và chuẩn đoán loãng xương, di truyền loãng xương và nghiên cứu về yếu tố dẫn đến hiện tượng này.
Vị Giáo sư của hàng loạt các giải thưởng
GS. Nguyễn Văn Tuấn nhận Huy chương nghiên cứu ngoại hạng từ Đại học Công nghệ Sydney (Ảnh: TDTU) |
Mới đây nhất, tại Hội nghị khoa học thường niên của Viện hàn lâm y khoa (AAHMS) năm nay diễn ra ở Viện nghiên cứu Harry Perkins, Đại học Western Australia (UWA) Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng là là người gốc Á châu duy nhất lần này được bầu vào Viện sĩ hàn lâm y học Australia.
Năm 2018, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng được trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) trao huy chương của Hiệu trưởng về thành tích nghiên cứu ngoại hạng có tác động lớn đến chuyên ngành (Chancellor’s Medal for Exceptional Research).
Giải thưởng là một trong 7 hạng mục về học thuật của UTS dành cho những nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho đại học này và Australia. Những nhà khoa học có những thành tựu mang tính tiên phong và ảnh hưởng lớn trong chuyên ngành mới được xem xét trao giải.
Giáo sư Ian Frazer, Chủ tịch Viện hàn lâm y học Australia trao chứng chỉ cho Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trong buổi lễ kết nạp tân viện sĩ Viện hàn lâm (Ảnh: Tapchisuckhoe) |
Với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nghiên cứu là một hành trình dài. Những công trình nghiên cứu khoa học và những đóng góp cho y khoa thế giới, ông được đánh giá là một trong những công dân gốc Việt ưu tú, làm rạng danh nước nhà.
Từng làm phụ bếp để thực hiện đam mê nghiên cứu
Ít ai biết được rằng giáo sư Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu từ một chân phụ bếp rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh. Khi mới sang Australia, với vốn tiếng Anh hạn hẹp, ông làm đủ thứ nghề để vừa kiếm sống vừa đi học. Thời gian đầu giáo sư Tuấn làm phụ bếp, rồi làm phụ tá trong phòng thí nghiệm sinh học, trong xưởng. Suốt gần 5 năm liền, ngày đi làm, tối đi học, đêm nào ông cũng về nhà lúc 10 hoặc 11 giờ.
Khi trở thành một nhà khoa học về y sinh tiếng tăm ở Australia, GS Tuấn vẫn luôn hướng về Việt Nam. Ở tuổi 65, mang mang quốc tịch Australia nhưng chưa bao giờ ông xem mình là người Australia.
Hàng năm ông đều về Việt Nam và tìm cách giúp giới khoa học Việt Nam có thể nghiên cứu, đưa ra những phương pháp nghiên cứu khoa học tốt. GS Tuấn cho rằng "đừng quá đau đầu chọn đề tài đao to búa lớn mà hãy nghĩ cái gì gần nhất quan trọng nhất là cách nghiên cứu".
"Người mới bước vào khoa học như tôi thời đó rất quan tâm phương pháp và kỹ thuật, nhưng người có kinh nghiệm thường chú ý đến thông điệp chính của bài báo. Câu hỏi mà giáo sư hướng dẫn hay giày vò là tại sao bài báo này quan trọng, thông điệp chính là gì. Có khi phải bỏ ra cả tuần chỉ để nghĩ cách viết thông điệp chính".
Hiện ông đồng thời là giáo sư ở Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia. Ông nhận được nhiều lời mời giảng và hợp tác nghiên cứu từ các trường, viện của Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông có hơn 250 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Nhân tài gốc Việt thành danh trên đất Mỹ vẫn không quên nguồn cội Những nhân vật kiệt xuất này là người gốc Việt thành danh trên đất Mỹ nhưng vẫn không quên quên mình là người Việt, có ... |
Cậu bé gốc Việt với chiến dịch thu thập giày đá bóng cho các bạn nhỏ khó khăn ở Việt Nam Nobuaki Takasago (15 tuổi) là học sinh năm thứ ba của trường THCS Takahatsu thuộc thành phố Takakara, Nhật Bản. Cậu là người đã lên ... |
Giáo sư gốc Việt 31 tuổi Đặng Đức Huy muốn bảo vệ sức khỏe con người từ nghiên cứu môi trường "Thay vì nghiên cứu tìm ra cơ chế và cách chữa ung thư thì tôi rất vui vì đang nghiên cứu một trong nguồn gốc ... |
Nguồn bài viết : Trò chơi điện tử