Sinh viên thi kể chuyện về cuộc sống du học tại Đài Loan Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) cùng với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài Việt (TVECEDA) phối hợp cùng với các đơn vị tổ chức cuộc thi "Ét Ô Ét 101 chuyện Đài Loan chưa kể!. |
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng: Truyền cảm hứng từ thông điệp phục vụ cộng đồng và thu hút người tài Sáng 25/5, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề "Học sinh, sinh viên với hoạt động phục vụ cộng đồng", tư vấn trực tuyến tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 và công bố kết quả xét trao học bổng "Truyền cảm hứng UED" năm 2022. |
Cuộc thi do Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội, Viện Khổng Tử Hà Nội tổ chức.
Tham gia cuộc thi năm nay có sự góp mặt của 16 thí sinh đến từ 8 trường THPT và 25 thí sinh đến từ 23 trường đại học trong khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Mang phong thái của thanh niên Việt Nam tới bạn bè thế giới
TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, mỗi người học ngoại ngữ đều chính là sứ giả thúc đẩy giao lưu văn hoá của quốc gia mình với quốc gia nói ngôn ngữ mà mình đang theo học. Cuộc thi tiếng Trung Quốc “Nhịp cầu Hán ngữ” được tổ chức tại Việt Nam, với mục đích tạo ra một sân chơi cho các thanh thiếu niên Việt Nam giao lưu và thể hiện năng lực tiếng Trung Quốc của bản thân, khích lệ niềm hứng thú trong học tập, từ đó có thể nâng cao trình độ ngôn ngữ và hiểu biết hơn về văn hoá Trung Hoa.
TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội phát biểu tại cuộc thi. |
Theo TS. Cúc Phương, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông và có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hai nước đều có nhiều nét văn hoá tương đồng, quan hệ thương mại ngày càng phát triển, học tốt tiếng Trung Quốc sẽ có tác dụng thiết thực góp phần củng cố quan hệ giữa hai nước sau này.
"So với hai năm trước đây, năm nay cuộc thi được tổ chức trực tiếp, các thí sinh có thể tránh được các vấn đề về thiết bị, đường truyền mạng…, chúng ta có thể đứng trên sân khấu này thể hiện phong thái của thanh niên Việt Nam tới bạn bè trên toàn thế giới.
Tiết mục hát và múa võ "Ngộ Không" của Trình Hoàng Phương (Học viện Khoa học Quân sự) đạt giải Nhất phần thi Tài năng. |
Hơn hai năm nay, các em sinh viên đã khắc phục mọi khó khăn chưa từng có, cho dù là học online hay học trực tiếp, các em đều kiên trì học tập với tinh thần nghị lực phi thường. Rất nhiều em sinh viên còn thông qua mạng internet và các hình thức khác nhau để tự học ngôn ngữ và tài năng văn hoá nghệ thuật Trung Quốc, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hoá tại trường, hoặc tham gia các trại hè trải nghiệm văn hoá do các trường Đại học ở Trung Quốc tổ chức theo hình thức trực tuyến", TS Cúc Phương chia sẻ.
Giải nhất Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 21 dành cho sinh viên các trường đại học thuộc về thí sinh Phạm Hoàng Dương (Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN). |
Thúc đẩy giao lưu nhân dân hai đất nước
Khán giả tham dự cuộc thi đều vô cùng háo hức lắng nghe câu chuyện của các em về việc học tiếng Trung Quốc và thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Sau hai ngày thi tài, giải nhất Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 21 dành cho sinh viên các trường đại học thuộc về thí sinh Phạm Hoàng Dương (Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN). Giải nhì thuộc về thí sinh Trình Hoàng Phương (Học viện Khoa học Quân sự) và thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hiền (Trường Đại học Hà Nội). Giải ba thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Khánh Hòa (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2), Thiều Thị Phương Thảo (Trường Đại học Hà Nội), Bùi Thị Ngọ (Trường Đại học Mở Hà Nội).
Giải nhất Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 15 dành cho học sinh các trường trung học phổ thông thuộc về thí sinh Trương Bảo Anh (THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN). |
Giải nhất Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 15 dành cho học sinh các trường trung học phổ thông thuộc về thí sinh Trương Bảo Anh (THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN). Giải nhì thuộc về thí sinh Ngô Kim Ngân (THPT Chuyên Lào Cai) và thí sinh Đỗ Ngọc Như Quỳnh (THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình). Giải ba thuộc về thí sinh Đỗ Thị Huyền Trang (THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng), thí sinh Vũ Quế San (THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng), thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Thắm (THPT Chuyên Bắc Giang).
Các thí sinh đoạt giải tạiChung kết Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 15 dành cho học sinh các trường trung học phổ thông khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam. |
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, Giám khảo cuộc thi cho biết, mỗi năm Nhịp cầu Hán ngữ lại có một nhân tố mới, tiết tấu mới khiến cho cuộc thi ngày càng hấp dẫn và thu hút các thí sinh tham gia. Đây không chỉ là một cuộc thi mà còn đóng góp rất lớn cho việc thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai đất nước, bởi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, kết nối mọi người với nhau. Từ ngôn ngữ sẽ hiểu nhau nhiều hơn. Vì thế, Nhịp cầu Hán ngữ là nơi kết nối thế hệ trẻ, thầy cô hai nước đến gần nhau hơn.
7 dự án của học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế ISEF 2022 |
Việt Nam – Hàn Quốc bàn giải pháp phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19 |
Nguồn bài viết : TK loto kép