2025-01-17 20:17:20
Đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Cụ thể chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều đại biểu cho rằng, để công nghiệp công nghệ số phát triển, cần có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm - vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi - vừa thực sự góp phần tạo sự đột phá so với công nghệ thông tin.

Các đại biểu đánh giá cao các quy định tại dự thảo luật đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước để phát triển công nghiệp công nghệ số, khắc phục những tồn tại, hạn chế về công nghiệp công nghệ thông tin và cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực để phát triển hiệu quả tiềm năng của ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.

Theo đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh), doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng gần 1/2 tổng số lao động và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Các doanh nghiệp này được đánh giá cao về tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo, điện - điện tử và công nghệ thông tin.

Về công nghiệp bán dẫn, đại biểu Vân cho rằng, Công nghiệp bán dẫn được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Tháng 10/ 2023, Tập đoàn Amkor đã khánh thành nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 1,6 USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam lên đến 6,16 USD vào cuối năm 2024. 

Điều này không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, mà còn  nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ khâu đóng gói, kiểm thử đến thiết kế, chế tạo chíp bán dẫn. 

Để hoàn thành mục tiêu 3 giai đoạn của chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, có chính sách làm đòn bẩy, đảm bảo đủ nguồn nhân lực kỹ thuật cao và hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, với cơ sở hạ tầng công nghệ và dịch vụ phụ trợ đồng bộ, đảm bảo ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển.

Từ thực tế trên, đại biểu tỉnh Bắc Ninh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi: hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính: thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định, việc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng. 

Bên cạnh các chính sách phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn đối với những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, bảo đảm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ cần tăng chi tiêu công để đặt hàng các doanh nghiệp số trong nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số “make in Việt Nam”.

Tập trung vào những yếu tố cốt lõi

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ số chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới. Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách ưu đãi, cơ quan soạn thảo cần xác định rõ ràng đối tượng áp dụng; đặc biệt, cần có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm - vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi - vừa thực sự góp phần tạo sự đột phá so với công nghệ thông tin.

Đại biểu phân tích, công nghiệp công nghệ số là một ngành cần sử dụng nhiều tài nguyên, hóa chất và tác động lớn đến môi trường. Vì vậy, bên cạnh các chính sách ưu đãi, hỗ trợ mang tính đặc thù, vượt trội - cần đi kèm với các cam kết, nghĩa vụ - đặc biệt về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các đơn vị cần nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể về xử lý, thu hồi các sản phẩm bị đào thải trong công nghiệp công nghệ số, buộc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số phải chấp hành nghiêm các quy định về môi trường; sử dụng năng lượng xanh, sạch, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững công nghiệp công nghệ số.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể, đầy đủ trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh; đồng thời nghiên cứu, quy định cụ thể tại dự thảo Luật hoặc giao Chính phủ quy định: Trường hợp nào thì đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số và thời hạn đình chỉ, tạm đình chỉ.

Nhiều đại biểu cho rằng, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số, cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi như nghiên cứu triển khai, hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Vì vậy, các đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ số nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp, liên kết phát triển hệ sinh thái.

Nguồn bài viết : SOI KÈO BÓNG ĐÁ

Top