Bên lề Quốc hội: Vẫn nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử lý tài sản

2025-01-18 19:49:54

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) băn khoăn với cả 2 phương án tại Điều 52 xử lý tài sản không chứng minh được mà dự thảo luật đưa ra, kể cả phương án đưa ra Tòa án lẫn phương án truy thu thuế.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

“Tôi đã phát biểu nhiều lần về vấn đề này, cả 2 phương án đều không đủ cơ sở khoa học, chỉ giải quyết tình thế chứ không đúng. Truy thu thuế không đúng vì tài sản đã được hình thành trên cơ sở đóng thuế từ trước, chẳng hạn xây nhà đã nộp nhiều thuế, vậy có phải thuế chồng thuế không? Còn đưa ra tòa thì ai đi kiện, tại sao đi kiện, không có hợp đồng, cũng không có vi phạm hợp đồng. Muốn đưa ra tòa về dân sự thì phải làm rõ có hợp đồng hay không có hợp đồng. Trong trường hợp này không có hợp đồng thì ai đi kiện”, đại biểu Nhưỡng băn khoăn.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Cứ làm tốt các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành là tốt nhất. Tính từ thời điểm Luật có hiệu lực trở đi, từ 1/1/2019, nếu ai không giải trình được tài sản thì xử lý tài sản đó, nếu phát hiện tham nhũng thì thu luôn. Còn tính từ 31/12/2018 về trước thì coi như đó là tài sản bình thường và nếu phát hiện tham nhũng như thế nào thì xử lý đúng như thế.

“Như vậy thì đảm bảo phân biệt rõ thời điểm, bởi từ trước đến nay ta chỉ kê khai tài sản mà không yêu trình phải giải trình tài sản. Nếu “vơ” tất cả tài sản từ trước đến khi Luật có hiệu lực thì không công bằng”, ông Nhưỡng nói.

Trong khi đó, một số đại biểu khác lại ủng hộ phương án đưa ra tòa phân xử. Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), đây là dự án luật rất khó, rất phức tạp và đã được thảo luận kĩ lưỡng. Với 2 phương án mà dự thảo đưa ra, ông Hiển cho rằng mỗi phương án đều có điểm tích cực nhưng cũng có hạn chế, trong đó phương án đưa ra tòa có tính hợp lý cao hơn.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển. Ảnh: quochoi.vn

“Khi xem xét giải trình tính không hợp lý để kết luận tài sản hợp pháp hay không do cơ quan tư pháp phán quyết thì sẽ đảm bảo tính nghiêm minh của nhà nước pháp quyền”, ông Hiển đánh giá.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cũng cho rằng phương án đưa ra tòa là có khả thi cao hơn. Tài sản tham nhũng hay không tham nhũng, phát sinh sau khi kê khai lần cuối, không giải trình được thì rõ ràng có vấn đề. Việc này chuyển Tòa án xem xét tính thực tiễn của tài sản tăng thêm này, xử lý thế nào cho hợp lý.

TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Ông Lợi nói: “Các phương án đưa ra đều có lý lẽ của nó nhưng tôi nghiêng về phương án đưa ra Tòa án xem xét, được sự đồng tình của người dân cao hơn”.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển vẫn còn băn khoăn với hệ thống cơ quan kiểm soát tài sản như hiện nay. Phương án đưa ra sẽ tạo áp lực rất lớn cho cơ quan kiểm soát tài sản trên nhiều khía cạnh: liệu có đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện trước tòa hay không bởi tham gia tố tụng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.

“Trong nhiều trường hợp, người phải giải trình có chức vụ, quyền hạn cao hơn thì đòi hỏi cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm soát phải có bản lĩnh. Nếu như phương án này được thông qua thì trong quá trình hướng dẫn thi hành và chuẩn bị áp dụng phải kèm nhiều điều kiện đảm bảo khác để cơ quan giám sát có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ”, ông Hiển đặt giả thiết.

 

Hoàng Dương/Báo Tin tức
Cần chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng

Ngày 7/9, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc xét xử các vụ án tham nhũng mà dư luận quan tâm.

Nguồn bài viết : Game bài Baccarat

Top