Lê Quý Đôn và chuyện đấu tranh từ “di quan” tới “An Nam cống sứ”

2025-01-17 20:15:29
Kế sách xóa “nợ Liễu Thăng” của Thám hoa nước Việt
Vị Lưỡng quốc Trạng nguyên “đem chuông đi đánh xứ người”
Hồ Chí Minh và những câu chuyện ứng xử ngoại giao
Lê Quý Đôn và chuyện đấu tranh từ “di quan” tới “An Nam cống sứ”. (Ảnh minh họa: lichsu.org)

Theo “Bắc sứ thông lục” do Lê Quý Đôn ghi lại, năm 1760, Lê Quý Đôn và sứ bộ Trần Huy Mật lên đường sang Trung Hoa làm lễ tuế cống và cáo ai. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đoàn sứ bộ lên đường về nước. Đến tỉnh Quảng Tây, lúc sắp qua cửa quan để vào chào quan Nam Ninh thì họ theo lệ cũ mà xướng rằng: “Di quan kiến” có nghĩa là “quan rợ ra mắt”.

Cách gọi này đã được sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên với Lê Quý Đôn, ông quyết không chấp nhận bởi đây là một cách gọi có phần miệt thị khi dễ dàng liên tưởng đến cụm từ “man di, mọi rợ” với ý nghĩa chỉ những nhóm văn hóa cấp thấp hơn. Đoàn sứ bộ đã có đầu văn gửi nơi quan phủ nói rõ thắc mắc.

Ngay hôm ấy, quan bố chính họ Diệp truyền gặp đoàn sứ bộ tới công đường tiếp chuyện, thăm hỏi. Vị quan giải thích: chữ “di” đã quen gọi từ xưa, vốn không phải để khinh nhờn quý quốc. Nay sứ thần đã đem việc này trình bày bằng văn thư, được quan tuần phủ bằng lòng, đã gửi công văn truyền cho quan coi đạo Tả Giang và các phủ, dặn rõ từ nay về sau không được xưng hô chữ "di" mà phải nói là “Cống sứ”. Vì thế, sứ thần nước Nam có thể về tâu với nhà vua để được rõ.

Như vậy, việc đấu tranh chống gọi nước ta là mọi rợ đã thắng lợi. Trong các công văn, giấy tờ sau đó, nhà Thanh không còn gọi sứ bộ nước ta là “di quan”, mà phải gọi là “An Nam cống sứ”. Đây là một biểu hiện của lòng tự tôn dân tộc khi sứ bộ nước ta đi ra nước ngoài được ghi chép trong sử sách.

Lê Quý Đôn (2/8/1726 – 11/6/1784), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường. Ông là vị quan thời Lê trung hưng được mệnh danh là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến. Bằng tài ngoại giao khéo léo, ông được coi là bậc hiền tài đi sứ giữ nghiêm quốc thể.
Nghề phiên dịch: Kiên trì và đam mê, "nhận lại" luôn nhiều hơn "cho đi"
Đại sứ Nguyễn Vũ Tú cho rằng công việc phiên dịch và người phiên dịch xứng đáng được trân trọng và tôn vinh!
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Học Bác cách hóa giải “ca khó” trong ngoại giao
“Văn hóa ngoại giao của Bác bao hàm cái lịch lãm về hình thức của phương Tây và chân thành, thâm thúy của người phương Đông… Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã chia sẻ như vậy trong buổi nói chuyện với tập thể cán bộ, nhân viên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về chủ đề "Tấm gương đạo đức và phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh" và công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới vào năm 2020.

Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt theo tuần

Top