Haiti mong muốn hợp tác kỹ thuật, nông nghiệp, nghề cá và chăn nuôi với Việt Nam |
Doanh nghiệp ba nước Thái Lan - Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác đầu tư |
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trao hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề và thiết bị văn phòng cho Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, trao máy móc, trang thiết bị cho Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng cho thương binh và người khuyết tật 686 của Lào vào tháng 3/2019 (Ảnh: Molisa). |
Những điểm nhấn trong hơn một thập kỷ
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, trong hơn một thập kỷ qua, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Lào gồm hai dấu mốc chính: giai đoạn 2008-2018 và giai đoạn 2019-2021.
Từ năm 2008 tới 2018, hằng năm, các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp của Lào đều sang sang tham dự hội nghị, tham quan, khảo sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam; tham dự nhiều sự kiện như: Hội giảng giáo viên toàn quốc (năm 2009, 2012), Hội thi thiết bị giáo dục nghề nghiệp tự làm toàn quốc (năm 2010).
Đặc biệt, trong năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ 16 học viên và chuyên gia của Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào sang tham dự khóa huấn luyện tại Việt Nam để chuẩn bị dự Kỳ thi tay nghề ASEAN diễn ra vào tháng 11/2012 tại Indonesia. Các học viên dự thi với 5 nghề chính: mộc mỹ nghệ, lắp đặt điện, công nghệ thời trang, nấu ăn, xây gạch.
Việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động Lào còn được thực hiện thông qua các chương trình hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Đó là các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Hà Tĩnh... Hằng năm, các tỉnh này nhận đào tạo hàng chục học sinh, sinh viên học nghề của Lào.
Thành tích hợp tác huấn luyện cho chuyên gia, thí sinh Lào qua 4 kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN từ năm 2012 đến 2018 đã giúp đoàn bạn giành 1 Huy chương Bạc, 10 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc.
Liên tục từ năm 2014 tới 2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục hỗ trợ các thí sinh và chuyên gia của Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào sang tham dự khóa huấn luyện tại Việt Nam để chuẩn bị cho các kỳ thi tay nghề ASEAN. Đó là Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 tại Việt Nam, Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 11 tại Malaysia và Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 12 tại Thái Lan.
Thành tích hợp tác huấn luyện cho chuyên gia, thí sinh Lào qua 4 kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN nêu trên đã giúp đoàn bạn giành 1 Huy chương Bạc, 10 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc.
Vào giai đoạn 2019-2021, hai bên thực hiện các cam kết giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi Lào tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Việt Nam-Lào lần thứ 6 tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) từ ngày 26-28/3/2019.
Trong đó, lĩnh vực về phát triển nguồn nhân lực đã cam kết: hỗ trợ thiết bị đào tạo lĩnh vực công nghệ ô-tô, điện, điện tử và công nghệ thông tin; tiếp nhận đào tạo học sinh, sinh viên; huấn luyện chuyên gia và thí sinh tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN; đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn... cho phía Lào.
Đến nay, quá trình hợp tác đã ghi nhận một số kết quả nổi bật trong triển khai các nhiệm vụ do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quản lý.
Trước hết, hoàn thành chuyển giao hỗ trợ thiết bị đào tạo trong các lĩnh vực: công nghệ ô-tô, điện, điện tử và công nghệ thông tin với Học viện Phát triển tay nghề Lào-Hàn Quốc. Qua đó, các thiết bị được đưa vào giảng dạy, phục vụ đào tạo với tổng giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng như đã cam kết.
Cùng với đó, hai bên chú trọng tiếp nhận đào tạo học sinh, sinh viên; huấn luyện chuyên gia và thí sinh tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN; đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã cam kết cung cấp học bổng toàn phần, học bổng một phần cho 52 suất cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên phía bạn Lào. Các cơ sở này đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả những nội dung cam kết theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, phía Lào chưa có giới thiệu, đề xuất danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia đào tạo tại nước ta.
Một điểm nhấn quan trọng trong thời gian này là hợp tác trong thực hiện Khung trình độ quốc gia và bảo đảm chất lượng, công nhận trình độ lẫn nhau giữa 2 nước.
Năm 2019, Việt Nam thực hiện dự án Thí điểm tham chiếu, đối sánh về trình độ và kỹ năng nghề với Lào, Thái Lan và Campuchia (lĩnh vực hàn).
Năm 2020 và 2021, Việt Nam và Lào cùng tham gia dự án Xây dựng năng lực cho việc thực hiện Khung trình độ quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam do Ban Thư ký ASEAN chủ trì, với sự tài trợ của Hàn Quốc.
Năm 2019, Việt Nam thực hiện dự án Thí điểm tham chiếu, đối sánh về trình độ và kỹ năng nghề với Lào, Thái Lan và Campuchia (lĩnh vực hàn).
Năm 2020 và 2021, Việt Nam và Lào cùng tham gia dự án Xây dựng năng lực cho việc thực hiện Khung trình độ quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam do Ban Thư ký ASEAN chủ trì, với sự tài trợ của Hàn Quốc.
Khắc phục khó khăn thời gian tới
Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giữa hai nước trong thời gian vẫn còn những khó khăn từ thực tế.
Cụ thể, các thiết bị do Việt Nam tài trợ đã được chuyển giao và đưa vào giảng dạy, phục vụ đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Lào. Tuy nhiên, đối với nội dung tiếp nhận đào tạo học sinh, sinh viên; huấn luyện chuyên gia và thí sinh tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN; đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn còn bất cập. Nguyên nhân có thể do quá trình trao đổi, kết nối thông tin giữa hai bên còn hạn chế, cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến hạn chế trong việc cử, tiếp nhận đào tạo cho Lào.
Một tồn tại nữa là việc đào tạo cho chuyên gia và thí sinh Lào tham dự kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN cũng như các hoạt động hợp tác khác còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do chưa bố trí được nguồn ngân sách cố định cho hoạt động này. Kinh phí được phê duyệt theo từng năm (trên cơ sở đề nghị của Lào) dẫn đến việc triển khai chậm, hoặc không triển khai được các hoạt động so với kế hoạch đề ra.
Trong thời gian tới, Việt Nam và Lào cần tăng cường hợp tác trong một số nội dung cụ thể.
Thứ nhất, hợp tác hỗ trợ Lào tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề với việc sử dụng kinh phí sẽ cấp cho thi tay nghề hằng năm. Qua đó, tiếp tục hợp tác hỗ trợ nước bạn huấn luyện cho chuyên gia, thí sinh chuẩn bị tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN ở những nghề Lào có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh. Song hành với đó, hỗ trợ Lào trở thành thành viên Tổ chức Thi kỹ năng nghề thế giới và tham dự các kỳ thi kỹ năng nghề thế giới, nếu có nhu cầu.
Thứ hai, hai bên hợp tác xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Thứ ba, hợp tác phát triển chính sách, phát triển hệ thống đánh giá và các hoạt động liên quan nhằm công nhận lẫn nhau kỹ năng nghề cho lao động hai nước.
Thứ tư, tiếp tục hợp tác trong việc thực hiện Khung trình độ quốc gia và bảo đảm chất lượng, công nhận trình độ lẫn nhau giữa 2 nước.
Thứ năm, trao đổi học sinh, sinh viên, nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2 nước.
Thứ sáu, tiếp nhận học sinh, sinh viên Lào sang học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Thứ bảy, chuyển giao các chương trình đào tạo quốc tế và công nghệ đào tạo nghề cấp độ quốc tế cho Lào.
TP. HCM tích cực triển khai quan hệ hợp tác với Vương quốc Anh đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục |
Thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Nam - Hungary |
Nguồn bài viết : TIỆN ÍCH BÓNG ĐÁ