Phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sâu sắc, toàn diện và thực chất hơn |
Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển |
Hoàng Hiểu Long kể: Ngày nhỏ cô đã bị thu hút bởi hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam thướt tha, duyên dáng trong tà áo dài khi đến tham quan cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Móng Cái (Việt Nam). Ấn tượng đó và tình bạn thân thiết giữa mẹ với những bạn Việt Nam đã thôi thúc Hiểu Long tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam. Cô quyết định học tiếng Việt.
Năm 2009, Hiểu Long đến Việt Nam học tập tại khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội theo chương trình liên kết giữa hai trường.
Theo Hoàng Hiểu Long, tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều là môn ngôn ngữ loại SVO (chủ ngữ - động từ - tân ngữ). Tiếng Việt có 6 thanh điệu, rất giống tiếng Bạch Thoại - tiếng mẹ đẻ của Hiểu Long... Những điểm tương đồng đó giúp Long học tiếng Việt thuận lợi hơn.
"Những nằm gần đây ngày càng có nhiều sinh viên người nước ngoài chọn học tiếng Việt. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam và tiếng Việt", Hiểu Long nói.
Hoàng Hiểu Long (Ảnh: NVCC). |
Những năm tháng học tập tại Việt Nam, Hiểu Long đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều thầy cô và bạn bè người Việt.
"PGS.TS Phạm Ngọc Hàm - giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã tận tình góp ý để Long hoàn thiện tốt luận án của mình. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy giới thiệu cho Long và các sinh viên Trung Quốc những thức quà và nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bạn Trương Nhật Vinh, Chủ tịch Hội Sinh viên Khoa Ngôn ngữ học của trường đã hỗ trợ Long chuẩn bị nội dung cho các buổi thuyết trình. Vinh cũng người bạn thân thiết luôn sẵn lòng giúp đỡ Long những lúc khó khăn".., Long kể.
Hoàng Hiểu Long (bên trái) chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy. |
Tình cảm của thầy cô, bạn bè Việt Nam đã đã trở thành nguồn động viên tinh thần giúp Hoàng Hiểu Long gắn bó với Việt Nam suốt 17 năm qua.
"Trung Quốc và Việt Nam đều có nhiều trường đại học nổi tiếng. Rất nhiều thanh niên Trung Quốc mong muốn đến Việt Nam du học. Nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng muốn theo học tại các trường của Trung Quốc. Tuy nhiên, thế hệ trẻ hai nước vẫn chưa có nhiều thông tin về những cơ hội học tập này. Tôi mong muốn ngành giáo dục của hai nước sẽ có nhiều hoạt động thiết thực để thế hệ trẻ hai nước có thêm hiểu biết và cơ hội giao lưu, gắn kết với nhau như: tổ chức các chương trình du học ngắn hạn, triển lãm giáo dục, Liên hoan thanh niên Việt - Trung", Hoàng Hiểu Long nói.
Nữ du học sinh Trung Quốc được phát hiện chết trong trạng thái lõa thể tại Nga |
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng |
Nguồn bài viết : JILI Game Bài 3d